Từ năm 2005,ảotàngthờiNgồinhàcũngchiêmngưỡngđượcbáuvậgiai thuy sy Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, chính sách này đã mở ra cơ hội phát triển thuận lợi cho các bảo tàng. Tuy nhiên, chỉ khi Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020 thì dường như việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực trưng bày mới thực sự được quan tâm hơn nữa. Công nghệ giúp người xem chiêm ngưỡng chi tiết hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc xây dựng một bảo tàng ảo tương tác 3D chứ không phải đến khi có dịch Covid-19, bảo tàng này mới nghĩ đến hình thức giới thiệu trưng bày ảo. Thời điểm cách đây 5 năm, khi xây dựng bảo tàng ảo tương tác 3D, tuy chỉ lựa chọn giới thiệu một phần giá trị nào đó và không thể thay thế bảo tàng thật nhưng bảo tàng 3D đã hỗ trợ tích cực cho bảo tàng thực. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu về bảo tàng ảo tương tác 3D lần đầu tiên được ứng dụng cho việc giới thiệu hai khu trưng bày chuyên đề là Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và Đèn cổ Việt Nam. Đây được coi là bước đột phá của hoạt động bảo tàng ở nước ta.
“Bảo tàng nhận được những phản hồi tích cực về sự phù hợp với xu hướng phát triển của bảo tàng hiện đại. Đặc biệt là phần tương tác, tìm hiểu giá trị những hiện vật tiêu biểu mà thông thường khi tham quan trưng bày bảo tàng, khách tham quan sẽ bị hạn chế trong việc quan sát kỹ các chi tiết hoa văn, hoặc nội dung giới thiệu sâu, phong phú về hiện vật…”, TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tang lịch sử Quốc gia nói. TS.Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ, trên cơ sở xác định hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ trong trưng bày, giới thiệu là một xu hướng tất yếu của các bảo tàng hiện đại, nhiều triển lãm, bộ sưu tập đã được bảo tàng đưa đến với công chúng dưới hình thức ảo. Hiện đại hóa trưng bày hay giới thiệu trưng bày không chỉ là phương thức online mà còn là các phương thức số hóa, điện tử hóa các hoạt động. “Khi truy cập vào website của Bảo tàng lịch sử Quốc gia, khách tham quan sẽ thấy hiện lên nội dung Tham quan 3D. Tại đây, bảo tàng đã xây dựng bốn nội dung tham quan trực tuyến là:Việt Nam thời tiền sử, Văn hóa Đông Sơn, Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trầnvà Óc Eo - Phù Nam.Tuy nhiên, trong số khoảng hơn 9 triệu lượt truy cập website/năm (năm 2019) của bảo tàng thì đến nay, bảo tàng cũng chưa có công cụ để đánh giá lượt truy cập cũng như đánh giá mức độ khai thác của công chúng đối với bảo tàng ảo 3D này”, TS.Nguyễn Văn Đoàn cho hay. Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, sau một thời gian giãn cách xã hội, bảo tàng mở cửa trở lại nhưng lượng khách cũng rất đìu hiu, vắng vẻ. Thực trạng này còn khiến các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan tại bảo tàng cũng đóng cửa. Nhưng trong khó khăn, khi đối diện với thách thức thì bản thân những người làm bảo tàng lại nhìn thấy cơ hội to lớn từ người dân khi biết sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ số. Một bộ phận công chúng bắt đầu quen với thao tác sử dụng công nghệ, điện thoại, máy tính để truy cập và chiêm ngưỡng những cuộc trưng bày online, tương tác ảo. Nhiều cuộc triển lãm không cần phải đi đến tận nơi, chỉ ngồi một chỗ vẫn có thể nhìn ngắm, nghiên cứu về các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Nắm bắt xu hướng này, một vài đơn vị đã bắt đầu áp dụng công nghệ trong việc trưng bày. Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long vừa qua cũng ra mắt người xem triển lãm trực tuyến ảo 360 độ Di tích cách mạng nhà và hầm D67. Chùm tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu trực tuyến trên website. Các triển lãm 3D của Bảo tàng Hồ Chí Minh hay triển lãm trực tuyến Thống nhất non sông sử dụng công nghệ tham quan ảo do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức… Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số đã trở thành xu thế tất yếu của các bảo tàng trên thế giới hiện nay. Trước làn sóng này, các bảo tàng Việt Nam cũng đã tìm mọi cách đưa tư liệu, hiện vật đến gần với người xem. Nhưng so với so với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì số lượng các đơn vị bảo tàng bắt tay vào thực hiện xây dựng bảo tàng “ảo” tại Việt Nam vẫn dừng lại ở con số khiêm tốn. Để có những bước đột phá, không bị tuột lại phía sau quá lâu thì việc ứng dụng sao cho hiệu quả, để các cuộc triển lãm không phải là một buổi “phô diễn công nghệ” thực sự là một bài cần giải pháp để triển khai đồng bộ…. Hệ sinh thái xoay quanh bảo tàng Giải pháp cho bài toán đó, theo ông Andreas Baur, Giám đốc quản lý của Ars Electronica – Trung tâm Văn hóa, Giáo dục và Khoa học hoạt động trong lĩnh vực truyền thông mới, có trụ sở tại thành phố Linz (Áo) đã phát biểu tại hội thảo Các phương pháp ứng dụng tại bảo tàng trong kỷ nguyên kỹ thuật sốđược tổ chức tại Casa Italia (Hà Nội) vừa qua – chính là “một hệ sinh thái mà mối liên kết giữa nghệ thuật, công nghệ và cộng đồng là yếu tố cốt lõi”.
Theo ông Andreas Baur, không thể cứ áp dụng khoa học công nghệ vào công tác triển lãm một cách máy móc, bởi công nghệ chỉ là một công cụ để đạt đến mục tiêu “đưa nghệ thuật đến gần hơn với xúc cảm con người”. Chính vì vậy, Trung tâm Ars Electronica đã thành lập phòng nghiên cứu và phát triển về nghệ thuật truyền thông đa ngành mang tên Futurelab, với phòng thí nghiệm quy mô lớn, hiện đại. Trong một cuộc triển lãm liên quan đến cơ thể người, Trung tâm đã phối hợp với trường Y khoa để có được các kiến thức về giải phẫu, từ đó phát triển những công nghệ trưng bày mới phù hợp với lĩnh vực này. “Không thể tách rời khoa học với nghệ thuật”, ông cho hay. Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - ông Michael Croft cho rằng, để Hà Nội trở thành một thành phố năng động và sáng tạo, nhất thiết phải có sự chung tay góp sức và nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có hệ thống bảo tàng. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, song còn phải làm cho bảo tàng trở thành thiết chế sống động, thu hút công chúng đến trải nghiệm, nắm bắt tri thức… Bài 2: Tình Lê Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức đón khách từ 19/6Các không gian trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam được bố trí trên diện tích gần 1.500m² và được khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau. |