Xoay quanh ồn ào về việc Tấm Cám: Chuyện chưa kể không được chiếu ở cụm rạp CGV,ữngphimViệtNamđầutưtiềntriệumàvẫnlỗnặket qua.bong.da nhiều người phỏng đoán kết quả này sẽ khiến bộ phim thất thoát một lượng doanh thu lớn. Cụm CGV đang chiếm tổng số 40% số rạp tại Việt Nam, sở hữu lượng khách hàng lớn nên động thái từ chối cung cấp Tấm Cám của BHD có thể là một bước đi sai. Trước đó, hãng phát hành Tấm Cám và CGV không đạt được thỏa thuận ăn chia vì BHD muốn Tấm Cám hưởng % lợi nhuận cao hơn, do kinh phí đầu tư khủng lên đến 22 tỷ đồng.
Tấm Cám đứng trước nguy cơ mất lượng doanh thu lớn.
Nếu không thể đạt doanh thu 2 triệu USD, Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ khó mà có lời. Trước Tấm Cám, đã từng có những bom tấn Việt đầu tư triệu USD nhưng phải chịu cảnh thua lỗ nặng nề vì các lý do khác nhau.
1. Fan cuồng - Kinh phí: 26 tỷ đồng
Fan cuồng là dự án phim nhiều tâm huyết của đạo diễn Charlie Nguyễn. Sở hữu 2 cái tên ăn khách là Thái Hòa và Johnny Trí Nguyễn, Fan cuồng vẫn không thể thu lại được số kinh phí đã bỏ ra đầu tư là 26 tỷ đồng. Trong 3 ngày công chiếu, doanh thu của phim chỉ đạt 9 tỷ đồng - một con số khiêm tốn nếu so với Tèo Em hay Để mai tính 2. Nguyên nhân dẫn đến thất bại thảm hại ở phóng vé của Fan cuồng là ở nội dung bó hẹp, hướng triển khai chưa phù hợp. Những người yêu mến cách diễn hài của Thái Hòa bị thất vọng vì phim quá... nghiêm túc còn fan rock thì không bị hấp dẫn bởi Thái Hòa hay Johnny Trí Nguyễn.
2. Quyên - Kinh phí: 22 tỷ đồng
Trước khi công chiếu ở Việt Nam, Quyên gây chú ý khi tham gia nhiều Liên hoan phim danh giá ở châu Âu. Bộ phim có thế mạnh ở phần hình ảnh tuyệt đẹp, được quay chỉn chu ở Đông Âu, ngốn của nhà làm phim số tiền lên đến 22 tỷ. Tuy vậy doanh số của Quyên ở Việt Nam không đáp ứng mong đợi của ekip làm phim. Không công bố con số doanh thu cụ thể nhưng hãng phát hành BHD cho biết bộ phim lỗ nặng, BHD không thể ngờ doanh số lại thấp đến vậy. Lý do chính là vìQuyên kể về số phận những người nhập cư trái phép - một chủ đề nặng nề và xa lạ với khán giả trong nước. Giới hạn độ tuổi 18+ cũng một phần khiến doanh thu phim ảnh hưởng.
3. Dòng máu anh hùng - Kinh phí: 23 tỷ đồng
Dòng máu anh hùng là trường hợp nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt về phim "đầu tư khủng, thua lỗ nặng". Tuy liên tục giành được nhiều giải thưởng lớn nhưng bộ phim chỉ thu về vỏn vẹn 10 tỷ đồng, chưa được một nửa con số đầu tư. Lỗ nặng khiến hãng phim đầu tư là Chánh Phương phá sản, nghệ sĩ Chánh Tín phải lao đao vì vỡ nợ, mất nhà. Dòng máu anh hùng được giới chuyện môn nhận xét là một bộ phim có chất lượng tốt nhưng không may mắn ra mắt vào thời điểm khán giả chưa có thói quen đi xem phim Việt. Nạn sao chép đĩa lậu, phát tán phim trái phép cũng một tay góp vào cái kết buồn của bộ phim.
4. Thiên mệnh anh hùng - Kinh phí: 25 tỷ đồng
Dự án phim cổ trang hoành tráng Thiên mệnh anh hùng được "rót" tiền tỷ cho những cảnh quay tráng lệ, cung điện nguy nga và y phục cầu kỳ. Tuy nhiên khi ra rạp, bộ phim không gặt hái thành công như mong đợi, nhà phát hành phim chia sẻ con số thua lỗ lên đến gần 20 tỷ. Thông tin này khiến nhiều người bàng hoàng bởiThiên mệnh anh hùng được nhận xét là tác phẩm chỉn chu, nội dung tốt. Nguyên nhân khiến phim thất bại là vì không đánh trúng thị hiếu chung của khán giả bấy giờ. Sự khác biệt về mặt văn hóa khiến đạo diễn Victor Vũ chưa nắm được cái thần Á Đông hấp dẫn của câu chuyện.
5. Bẫy rồng - Kinh phí: Hơn 30 tỷ đồng
Thêm một sản phẩm đình đám nữa của Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn lọt danh sách phim kém may mắn này. Bẫy Rồng được đầu tư 1,5 triệu USD, tại thời điểm năm 2009, đây là một con số cực kỳ lớn. Vậy nhưng khi ra rạp, phim chỉ thu về chưa đến 500 nghìn USD (11,9 tỷ đồng). Có nhiều yếu tố làm nên sự thất bại của Bẫy Rồng: nội dung xã hội đen quen thuộc, giới hạn độ tuổi người xem và ra mắt cùng lúc với bom tấn 3D đầu tiên trong lịch sử là Avatar.