Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ.
TheỳhọpthứQuốchôikhóaXVĐềxuấtduytrìthanhtracấphuyệhạng nhất đứco chương trình làm việc, sáng 25-10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về nội dung này.
So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đã được chỉnh lý 111/118 điều (102 điều được chỉnh lý về nội dung, 9 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản).
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo, cơ bản đáp ứng mục đích, quan điểm sửa đổi được đề ra trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với các định hướng sửa đổi Luật đã được xác định tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Trước đó, cho ý kiến về dự án Luật tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Ban soạn thảo cần rà soát lại mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra cấp huyện, tỉnh với Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, tỉnh; giữa Thanh tra Chính phủ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng, hoàn thiện kết luận thanh tra.
“Tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Thanh tra được quy định ra sao trong dự án luật và giải quyết trong thực tiễn thế nào? Một mặt cần nâng cao trách nhiệm giải trình, nhưng đồng thời phải bảo đảm thời hạn thanh tra, kỷ luật hành chính,” Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tiếp tục duy trì, củng cố thanh tra huyện để tham mưu, giúp ủy ban nhân dân Ủy ban Nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra là cần thiết, bảo đảm cho chính quyền địa phương cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiệm vụ theo phân cấp, kịp thời phát hiện sai phạm ngay từ cơ sở; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức với cơ quan thanh tra ở cấp tỉnh và Trung ương.
Thanh tra huyện không chỉ thực hiện nhiệm vụ về thanh tra mà còn là đầu mối tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ được giao trong các luật khác.
Do đó, đề nghị giữ thanh tra huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như Chính phủ đã trình.
Trong chương trình làm việc buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).
So với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương và 69 điều (trong đó, có 38 điều sửa đổi, bổ sung nội dung, 22 điều chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản, bãi bỏ 6 điều, bổ sung 11 điều và giữ nguyên 4 điều).
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, vấn đề phê duyệt hợp đồng dầu khí là nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung chính của hợp đồng dầu khí; giao Bộ Công Thương phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí.
Trên cơ sở đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí; đồng thời, bỏ quy định về Chính phủ ban hành hợp đồng dầu khí mẫu để bảo đảm sự thống nhất về chính sách.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng cần thiết quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí. Ngoài ra, dự thảo Luật đã được thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định một số nội dung quan trọng như phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, nội dung hợp đồng dầu khí…; các nội dung khác giao Bộ Công Thương và PVN thực hiện.
Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với loại ý kiến thứ nhất.
Vấn đề phê duyệt hợp đồng dầu khí cùng một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận cụ thể tại phiên họp chiều 25-10./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)