Các dòng iPhone mới chính hãng có giá khá cao nên nhiều người dùng tại Việt Nam lựa chọn mua máy cũ xách tay để tiết kiệm chi phí. Khi tìm hiểu địa chỉ mua iPhone cũ,ườimuaiPhonebứcxúcvìcửahàngchàogiámộtđằngbánmộtnẻtruc tiép bong đá người dùng dễ dàng bắt gặp các chơi chào bán máy với giá siêu rẻ. Chẳng hạn, một số cửa hàng ít tên tuổi bán một chiếc iPhone 6S 16 GB với giá dưới 4 triệu đồng trong khi tại các cửa hàng lớn hơn, giá có thể lên đến 4,5-5 triệu đồng. Nếu tham giá rẻ và đến các cửa hàng này, người mua sẽ được nhân viên cho biết đây là loại hàng cấp C và chỉ còn duy nhất một (hoặc một vài chiếc). Khi xem máy, nhiều người sẽ thấy thất vọng vì ngoại hình có rất nhiều vết trầy xước, va đập, thậm chí có chỗ còn bị móp méo. Khi đó, nhân viên cửa hàng tư vấn cho họ đổi sang máy có hình thức đẹp hơn. Tuy nhiên mức giá lại chênh lệch lên tới 800.000 đồng, thậm chí cao hơn mức phổ biến tại các cửa hàng lớn. Đây là tình trạng khá phổ biến trên thị trường di động xách tay hiện nay, nhất là khi mặt hàng này đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều cửa hàng nhỏ thường chơi chiêu này để câu khách. Thường thì khi bỏ công đến mua máy, khách có xu hướng nghe theo tư vấn của nhân viên của hàng với tâm lý bỏ thêm vài trăm nghìn để có máy xịn, hơn là đi về tay không. Theo ông Quang Trung, đại diện của một hệ thống bán điện thoại xách tay lâu năm tại Hà Nội, đây là chiêu bài quen thuộc của một số cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý từ người dùng. "iPhone khi xách tay về sẽ được các cửa hàng phân loại theo hình thức và chất lượng máy. Hàng cấp A là những máy có ngoại hình đẹp nhất, chỉ có một vài vết xước nhẹ, gần như mới. Hàng cấp B có nhiều vết xước hơn và có thể xuất hiện một số vết móp trên thân máy. Hàng cấp C là loại máy có ngoại hình xấu nhất, trầy xước nặng, linh kiện bên trong có thể đã bị thay" ông cho biết. Sau khi phân loại xong, cửa hàng sẽ định giá cho từng loại, hàng cấp A có giá cao nhất, sau đó là hàng cấp B và thấp nhất là hàng cấp C. Ông cũng đưa ra lời khuyên người dùng không nên ham rẻ mà mua những máy cấp C bởi chúng hoạt động không ổn định, dùng lâu dài rất dễ xảy ra lỗi. Ông chia sẻ "Hiện nay, một số cửa hàng đặt giá rẻ nhất của loại hàng cấp C lên website nhưng lại không hề nói rõ. Khi người dùng đến mua thì nhân viên thường sẽ báo là không có máy hoặc chỉ có một vài chiếc có ngoại hình rất xấu và sau đó sẽ tư vấn cho khách chuyển qua những loại hàng cấp A". Còn một điểm quan trọng không kém mà người dùng cần phải lưu ý khi lựa chọn những chiếc điện thoại xách tay là chế độ bảo hành. Do điện thoại xách tay đa số là máy cũ nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ hỏng hóc. Tuy nhiên, khi mua ở một số cửa hàng, điện thoại sẽ không được bảo hành nguồn và màn hình. Đây là hai linh kiện quan trọng và đắt giá nhất. Nếu như muốn được bảo hành toàn bộ máy như hàng chính hãng, người dùng sẽ phải bỏ thêm từ 300.000 đồng cho đến 500.000 đồng để mua gói "bảo hành vàng" mà cửa hàng cung cấp riêng. Điều này là khá bất cập khi khách hàng không được hưởng trọn sự an tâm mà lại phải bỏ thêm tiền để mua gói bảo hành. Do đó, người dùng sẽ cần phải hết sức tỉnh táo khi mua các sản phẩm xách tay để có thể chọn cho mình một chiếc iPhone chất lượng cùng với mức giá hợp lý và một chế độ bảo hành tốt. Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm chính hãng được chào bán với giá cao hơn đến vài triệu đồng so với máy xách tay.Hàng iPhone cấp C bị trầy xước nhiều, linh kiện bên trong không còn tốt. Ảnh: Thế Anh. Nhiều cửa hàng xách tay đưa thông tin không rõ ràng khiến người dùng hiểu lầm. Ảnh: Thành Duy. Người dùng phải mua thêm gói "bảo hành vàng" thì mới được bảo hành toàn bộ máy.