Coi trọng cao độ Giáo dục môn Lịch sử được coi trọng cao độ ở Trung Quốc. Hệ thống giáo dục nước này đặt trọng tâm lớn vào việc tìm hiểu bề dày lịch sử,ốchọcsinhtrunghọcphổthôngthíchhọcLịchsửsoi keo tho nhi ky di sản văn minh Trung Hoa phong phú, đồ sộ cũng như vai trò của nó trong việc định hình cấu trúc khu vực và thế giới. Chương trình giảng dạy được chia thành nhiều thời kỳ, bao gồm Trung Quốc cổ đại, triều đại nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh và Trung Quốc hiện đại. Trong mỗi thời kỳ, học sinh tìm hiểu về các sự kiện lịch sử-nhân vật quan trọng và mạch phát triển của văn hóa. Năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành hướng dẫn đổi mới giáo dục Lịch sử trong trường tiểu học và trung học cơ sở. Ngành giáo dục nước này yêu cầu học sinh phải hiểu rõ về quá khứ của đất nước để phát triển ý thức về bản sắc, xây dựng niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Đầu tư trọng điểm Chính phủ và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy và cải cách cách giảng dạy môn Sử trong trường học. Cụ thể: - Không ngừng phát triển sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy mới Học sinh toàn quốc Trung Quốc đều sử dụng chung một loại sách giáo khoa. Những thay đổi về chương trình và sách giáo khoa được thực hiện định kỳ dựa trên phản hồi từ các nhà giáo dục và chuyên gia. Trước những ý kiến cho rằng học Lịch sử quá tập trung vào thuộc lòng và ghi nhớ, trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy mới cho môn học này ở tất cả các cấp học. Những tài liệu tập trung hơn vào tư duy phản biện và phân tích vấn đề. - Đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục môn Lịch sử Chính phủ Trung Quốc cho thành lập một số viện nghiên cứu và trường đại học chuyên nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các học giả và nhà giáo dục thực hiện các dự án nhằm đưa ra sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử trong học sinh, sinh viên. Năm 2019, ngân sách giáo dục vào khoảng 4.26 nghìn tỷ Nhân dân tệ (gần 15 nghìn tỷ VNĐ) (chiếm khoảng 3.89% GDP của nước này), trong đó phân bổ nguồn lực đáng kể để đầu tư giáo dục môn Lịch sử. - Phổ cập và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ Nước này đã phát triển một số ứng dụng, phần mềm và tài nguyên trực tuyến cho phép học sinh khám phá các sự kiện và nhân vật lịch sử theo những cách mới và mang tính tương tác hơn. Công nghệ thực tế ảo (VR): Một số lớp học lịch sử ở Trung Quốc đã kết hợp công nghệ VR để tạo ra trải nghiệm học tập sống động. Ví dụ: học sinh có thể sử dụng VR để khám phá kiến trúc cổ xưa của các công trình nghệ thuật hoặc được chứng kiến các buổi mô phỏng trận chiến lịch sử. Nguồn tài nguyên trực tuyến: Chính phủ Trung Quốc cung cấp một số tài nguyên lịch sử trực tuyến, bao gồm tài liệu lưu trữ kỹ thuật số, số hóa bộ sưu tập bảo tàng và tài liệu lịch sử. Giáo viên có thể sử dụng các tài nguyên này để bổ sung cho các bài giảng và cung cấp cho học sinh quyền truy cập vào các tài liệu cần thiết. Các ứng dụng tương tác: Có rất nhiều ứng dụng tương tác có sẵn ở Trung Quốc cho phép học sinh khám phá các chủ đề lịch sử theo cách hấp dẫn hơn. Ví dụ: có những ứng dụng cung cấp các chuyến tham quan ảo đến các di tích lịch sử, các câu đố và trò chơi kiểm tra kiến thức của học sinh và các ứng dụng cho phép học sinh tạo các mốc thời gian lịch sử của chính bản thân mình. Thuyết trình đa phương tiện:Một số giáo viên lịch sử ở Trung Quốc sử dụng các bài giảng đa phương tiện sống động để lôi cuốn học sinh. Chúng có thể bao gồm video, hoạt hình và bản đồ tương tác giúp học sinh hình dung rõ hơn về các sự kiện. "Quả ngọt": 80% yêu thích, 70% nắm vững kiến thức Theo một cuộc khảo sát do Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thực hiện năm 2017, Lịch sử là môn học phổ biến thứ ba đối với học sinh trung học phổ thông Trung Quốc, sau Tiếng Trung và Toán học. Khoảng 80% các em cho biết bản thân thích các lớp học Lịch sử. Khoảng 70% cho thấy bản thân hiểu rõ về các sự kiện và khái niệm lịch sử. Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng học sinh ở thành thị quan tâm đến môn Lịch sử cao hơn ở nông thôn. Điều này có thể một phần là do các trường học ở khu vực thành thị tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa liên quan đến lịch sử và văn hóa hơn. Có thể thấy, học sinh Trung Quốc nhìn chung nhận thức được tầm quan trọng và rất quan tâm đến việc học Lịch sử. Quan trọng hơn, giáo dục Lịch sử đã giúp người trẻ Trung Quốc thấm nhuần niềm tự hào dân tộc và ý thức về bản sắc Trung Hoa, đồng thời thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc giữa người dân nước này. Bằng cách nhấn mạnh các cuộc đấu tranh, những nỗ lực hiện đại hóa và phát triển thông qua các bài học, học sinh Trung Quốc cảm thấy sự thôi thúc, tinh thần trách nhiệm và bổn phận của mình trong công cuộc "phục hưng" đất nước tỷ dân này. Tứ Phúc