您的当前位置:首页 >World Cup >Dư luận quốc tế tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam_giải c2 正文

Dư luận quốc tế tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam_giải c2

时间:2025-01-19 06:45:13 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Dư luận quốc tế tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam_giải c2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng,ưluậnquốctếtintưởngvàotriểnvọngpháttriểncủaViệgiải c2 Nhà nước dự lễ bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trong những ngày qua, giới chức, chuyên gia, học giả và truyền thông quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt tới Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, diễn ra từ ngày 24/3 đến 8/4.

Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, với một trong những nội dụng trọng tâm là kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Truyền thông quốc tế đã thông tin cập nhật về kết quả Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Nhiều quan chức, chuyên gia, học giả đều nhất trí cho rằng ban lãnh đạo mới của Việt Nam nhận được sự tín nhiệm cao, có quá trình công tác và kinh nghiệm trên những cương vị lãnh đạo, quản lý Nhà nước quan trọng.

Việc lựa chọn các nhà lãnh đạo mới phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của đất nước, đó là những người có quan điểm thực tế, tích cực hành động, xây dựng một chính phủ kiến tạo để có thể đạt được những mục tiêu cụ thể, phù hợp với định hướng, đường lối chính trị mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Trong bài viết “Quốc hội Việt Nam kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước," hãng thông tấn KPL của Lào nêu bật ý nghĩa của việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh lãnh đạo gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII và đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo bài viết, các đồng chí được bầu vào các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đều đã để lại nhiều dấu ấn với nhiều nỗ lực, tinh thần sáng tạo và trách nhiệm cao trên cương vị trước đây của mình.

KPL nhận định các đại biểu Quốc hội Việt Nam đều đặt nhiều kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo mới sẽ tiếp tục phát huy hết trí tuệ, năng lực, tiếp bước những thành công của nhiệm kỳ trước, lãnh đạo đất nước ngày một phát triển, hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng quan điểm trên, trang Cubadebate, báo điện tử chính thức lớn nhất của Cuba, cho rằng thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tiếp tục thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, bên cạnh việc nâng cao năng lực lãnh đạo, tính chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả.

Chuyên gia kinh tế Daniel Müller, Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại châu Á-Thái Bình Dương (OAV), đánh giá việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chính trị mới ở Việt Nam trước hết cho thấy xu hướng xuất phát từ tình hình thực tế, cởi mở hơn và hiện đại hóa hơn về mặt kinh tế. Ông tin tưởng với đội ngũ lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ kiên định với đường lối chính trị được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS) nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng nhất là đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam đánh dấu sự kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm và sự mới mẻ. Đây là công thức phù hợp và cần thiết để dẫn dắt Việt Nam theo mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đề cập tới những cơ hội và thuận lợi của Việt Nam trong thời gian tới, dư luận quốc tế một lần nữa đánh giá cao những thành quả đối nội và đối ngoại Việt Nam đạt được năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng kéo dài.

Rong nho được trồng tại Khánh Hòa được đánh giá có chất lượng, là mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, tiêu thụ nội địa được người tiêu dùng tin dùng. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Trong bài viết “Nhiều kỳ vọng tốt đẹp đối với chính phủ mới của Việt Nam” trên báo điện tử Events Magazine News (Ai Cập), nhà báo Ahmeh Hassan nhận định Việt Nam đã thể hiện tinh thần vươn lên trong khó khăn thử thách. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi nhanh chóng và phát triển kinh tế-xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Năm 2020, Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91% và là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong sáu nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 340 tỷ USD, lớn thứ tư trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới.

Theo các trang báo điện tử El Universal và Voces del Periodista của Mexico, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hiệu quả các chính sách quản lý vĩ mô, giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế thông qua hàng loạt các hiệp định đa phương quan trọng như Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Giới chức, chuyên gia, học giả quốc tế cũng chỉ ra những thử thách mà ban lãnh đạo mới tại Việt Nam phải giải quyết để đưa "con tàu Việt Nam" tiếp tục tiến lên.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát và biến thể mới có khả năng lây lan mạnh hơn xuất hiện, giới chuyên gia cho rằng cả chính phủ cũ và mới của Việt Nam đều nhận trọng trách lớn trong phòng chống đại dịch và phục hồi kinh tế trước mắt.

Nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để thích ứng linh hoạt với quy luật phát triển trong giai đoạn dịch bệnh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế và phát triển doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia) nhấn mạnh các ưu tiên trước mắt của chính phủ mới đã được xác định là đánh bại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế. Về lâu dài, Việt Nam sẽ phải tập trung vào việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình bằng cách thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết.

Theo chuyên gia này, Việt Nam cần ưu tiên cho CPTPP, RCEP, EVFTA, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Truyền thông Mỹ cho rằng ban lãnh đạo mới tại Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức, trong đó có vấn đề Biển Đông; những cải cách kinh tế theo yêu cầu của các thỏa thuận thương mại mới; nhu cầu giải quyết các nút thắt trong lĩnh vực sản xuất với cơ sở hạ tầng, trong đó có đảm bảo năng lượng; cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ông Wolfgang Bork, chuyên gia về Luật hành chính và là thành viên Hội Nhịp cầu Đức-Việt, nhấn mạnh mục tiêu mà Việt Nam cần thực hiện là phải tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tải các quy định hành chính quan liêu và đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Giới lãnh đạo và chuyên gia quốc tế đã bày tỏ tin tưởng ban lãnh đạo mới sẽ đưa Việt Nam vượt qua những thử thách.

Trong thư mừng và trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thounglun Sisolith tin tưởng với năng lực, uy tín và bề dày kinh nghiệm của mình, ban lãnh đạo mới sẽ tiếp tục đưa Việt Nam giành những thành tựu to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tin tưởng trên cương vị mới, đội ngũ lãnh đạo mới sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Các nhà phân tích cho rằng dù có những khó khăn ban đầu do đại dịch COVID-19, song ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đủ sức đối phó với mọi thách thức trong tương lai.

Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chăm sóc bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Hồng Thắm/TTXVN phát)

Hãng thông tấn Italy Agenziastampaitalia đăng bài viết khẳng định các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trên thế giới. Do đó, Việt Nam có thể lạc quan về triển vọng trong năm 2021 và năm 2022.

Nhận định về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, bài viết trên trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS) cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục chiến lược “mở cửa, đa phương hóa và đa dạng hóa."

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục với nhiều FTA được ký kết, tạo ra động lực mới cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia. Bước tiến ngoại giao của Việt Nam sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu sau khi Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và những đóng góp tích cực, trách nhiệm trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Nhiều tờ báo và trang mạng uy tín tại Algeria như El-Moudjahid (nhật báo chính thống hàng đầu), Crésus (nhật báo kinh tế nổi tiếng), Reporters (Tạp chí phóng viên), lapatrie-news (Tin tức quê hương), Reseau-international (Mạng lưới quốc tế).... nêu bật Việt Nam có vị thế ngày càng cao trong cộng đồng quốc tế.

Báo chí Algeria nêu rõ quyết tâm của Việt Nam đảm nhận thành công trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4/2021 chứng tỏ sự gắn kết trong việc thực thi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hợp tác để phát triển, đa phương và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tham gia tích cực vào hội nhập quốc tế; đồng thời thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới, cũng như trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Trang mạng Eurasia Review dẫn ý kiến của Giáo sư Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Cơ quan Nghiên cứu thư viện và bảo tàng Nehru thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ, nhận định: “Sự kết hợp của ban lãnh đạo mới của Việt Nam, với trọng tâm là thúc đẩy cải cách, được kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên tăng trưởng cao hơn, thịnh vượng hơn và mang lại nhiều phúc lợi hơn cho người dân. Tăng trưởng ở Việt Nam chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa đến phần còn lại của Đông Nam Á, giúp tăng cường hơn nữa chuỗi cung ứng. Điều đó cũng sẽ thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu hơn với cộng đồng quốc tế.”

Quan điểm này cũng được thể hiện trong bài viết của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS), trong đó bày tỏ tin tưởng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đóng vai trò, vị trí nổi bật hơn nữa trong khu vực.

Chia sẻ ý kiến trên, chuyên gia phân tích Valeria Vershinina thuộc Trung tâm ASEAN, Học viện Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) trực thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga khẳng định ban lãnh đạo mới của Việt Nam, với phẩm chất cũng như năng lực công tác đã được thể hiện từ nhiều năm qua, sẽ chèo lái đất nước Việt Nam đi đến thành công.

Dư luận quốc tế nhận định năm 2021 là một năm quan trọng đối với Việt Nam, khi đánh dấu việc triển khai Chiến lược Phát triển Kinh tế và Xã hội 2021-2030 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội 2021-2025.

Với sự sáng tạo và đổi mới, ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đưa ra các định hướng và quyết sách đúng đắn nhằm tạo ra những bước nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội./.

Theo TTXVN