Việc xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu lực,ộTàichínhXâydựngkiếntrúcChínhphủđiệntửđểnângchấtlượngphụcvụdoanhnghiệmorelia vs hiệu quả hoạt động của ngành tài chính |
Theo Bộ Tài chính, ngày 25/12/2018 tại Hà Nội, Cục Tin học và Thống kê Tài chính tổ chức tập huấn xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành tài chính.
Tham dự tập huấn có Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính; lãnh đạo và chuyên gia tư vấn của đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Công nghệ DTT cùng lãnh đạo và đại diện các cán bộ công tác CNTT các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Chương trình đào tạo Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính được tổ chức với mục đích mang đến cho các đơn vị và cán bộ quản lý một góc nhìn toàn diện về phương pháp tiếp cận, quá trình xây dựng và các thành phần của Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng cho biết việc xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới xây dựng ngành tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu đóng góp cho nền kinh tế số hiện đại tại Việt Nam.
Khung kiến trúc CPĐT ngành tài chính được xây dựng phù hợp với Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; tuân thủ văn bản hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT về xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, phù hợp với khung kiến trúc CPĐT mới của Việt Nam theo hướng hiện đại, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, dịch vụ, ứng dụng cao độ; phù hợp với đặc thù ngành tài chính và tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới.