当前位置:首页 > Thể thao

Những điều cần làm sau vụ tố Ngô Hoàng Anh gạ tình nữ sinh_bóng đá hôm nay kết quả

Trường học vốn là nơi trẻ dành phần lớn thời gian không ở cạnh gia đình để được thoải mái học tập,ữngđiềucầnlàmsauvụtốNgôHoàngAnhgạtìnhnữbóng đá hôm nay kết quả vui chơi và phát triển. Vì thế, đây phải là nơi tuyệt đối an toàn và các thầy cô cũng phải là những người trẻ có thể tìm kiếm sự trợ giúp đầu tiên nếu không may gặp phải đe doạ.

Tuy nhiên, nhìn từ vụ việc của Ngô Hoàng Anh, cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và sự giải quyết chưa thấu đáo của nhà trường đối với những học sinh và cựu học sinh từng lên tiếng tìm sự giúp đỡ trong năm 2020, ThS Đào Thu Hiền (Thạc sỹ Chính sách công, ĐH Harvard) cho rằng, hiện nay, sự an toàn về tâm sinh lý và tinh thần của học sinh vẫn chưa được các nhà trường chú trọng.

Thậm chí, theo ThS Hiền, việc coi nhẹ, thờ ơ hay bác bỏ những lời kêu gọi hỗ trợ của nạn nhân không chỉ là thiếu sót mà còn là “sự thất bại lớn của nhà trường trong vai trò của mình”.

“Ở các nước phát triển, chính sách phòng chống và xử lý lạm dụng, xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi, ở bất kỳ hình thức nào, cũng đều được các nhà trường vô cùng đề cao. Nếu đọc những hướng dẫn liên quan tới vấn đề này của một trường nội trú ở Mỹ, có thể bạn sẽ nghĩ họ cẩn thận quá.

Tuy nhiên, ngoài những lý do hiển nhiên như ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề này tới nạn nhân, thì lạm dụng tình dục thường khó để người ngoài cuộc phát hiện và đòi hỏi nạn nhân phải chia sẻ những thông tin mà các em có thể xấu hổ hoặc sợ không nói ra. Vì thế, việc đề phòng và ngăn chặn, cũng như có các hình thức xử lý nghiêm ngặt là vô cùng quan trọng”.

ThS Hiền cho biết, bà từng khảo sát trang web của một số tập đoàn giáo dục lớn thì nhận thấy, rất hiếm tổ chức có số điện thoại của ban bảo vệ trẻ em, trong khi các trường quốc tế đều có. Mặc dù, giáo viên, ban giám hiệu có đủ nhận thức về độ sai trái hay tác hại của hành vi này trong trường học, nhưng việc để có chính sách và quy trình bảo vệ trẻ em còn là một vấn đề lớn.

{keywords}

Bà Đào Thu Hiền (Thạc sỹ Chính sách công, ĐH Harvard).

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng đồng tình với điều này. PGS Nam cho rằng, hiện nay, trong các nhà trường hoàn toàn không có bộ quy tắc ứng xử về việc quấy rồi tình dục; thậm chí giáo viên và học sinh vẫn còn khá lơ mơ về khái niệm này. Vì thế, những hành vi quấy rối rất dễ bị bao biện, biến tướng.

“Trong khi, quấy rối tình dục cần được hiểu bao gồm tất cả hành vi có tính chất liên quan đến tình dục hoặc hàm ý tình dục gây ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó – vốn họ không mong muốn và cảm thấy khó chịu, gây xúc phạm, tạo nên sự bất ổn và lo sợ trong tâm lý.

Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, khi những nạn nhân bị quấy rối báo cáo điều này lên thì lại bị xem nhẹ hoặc bị gán cho rằng “do chính bản thân họ phải làm một điều gì đó nên mới gây sự chú ý”. Do đó, có nhiều người từng bị quấy rối nhưng không dám nói ra vì xấu hổ, sợ bị kỳ thị, bôi nhọ.

Hay khi trẻ bị quấy rối, chính người lớn còn khuyên “thôi nên lờ đi, tránh đi”, khiến trẻ càng né tránh lại càng bị quấy rối”.

Việc chưa có chính sách và nhận thức rõ ràng thông qua giáo dục trong trường học, theo PGS Nam, đã khiến hiện tượng lạm dụng, quấy rối ngay trong học đường diễn ra mạnh mẽ.

{keywords}

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Nam, trong hệ thống các nhà trường cần phải bổ sung những nội dung về chống quấy rối tình dục học đường, tạo ra bộ quy tắc ứng xử về chống quấy rối tình dục học đường và quy trình nhận thông tin, xử lý vấn đề,…

“Với thực tế việc quấy rối tình dục quá phổ biến như hiện nay, vai trò của nhà trường là cung cấp các chương trình học đường giúp trẻ nhận diện chính xác đâu là hành động quấy rối, từ đó cung cấp các kỹ năng cần thiết để trẻ có thể dám nói lên một cách mạnh mẽ, kiên định, giúp đẩy lùi những hành vi tiêu cực này”.

ThS Đào Thu Hiền cũng cho rằng, việc tạo ra cách thức và quy trình đơn giản, riêng tư, an toàn và nhanh chóng để nạn nhân tìm sự hỗ trợ là điều vô cùng quan trọng. Sau đó, nhà trường cần có quy trình nội bộ cho việc xử lý thông tin khi nhận được, đánh giá để đưa ra phương án giải quyết, phản hồi tới nạn nhân cũng như báo cáo tới các bên liên quan.

Toàn bộ các thông tin, quy trình và phương tiện này phải được công bố rộng rãi và công khai, cam kết tuân thủ bởi nhân viên, đồng thời đăng ở những nơi ai cũng có thể dễ dàng tìm thấy.

Cuối cùng, dù có thể đưa ra một chính sách tốt, nhưng việc hiện thực hoá nó để tạo môi trường an toàn, theo bà Hiền, là một điều khó đòi hỏi sự quan tâm nghiêm túc của các nhà trường nhằm đảm bảo chính sách được triển khai đúng và kịp thời.

“Là người đã từng tự tay soạn văn bản cam kết bảo vệ trẻ em và yêu cầu nhân sự ký trước khi nhận việc, tôi cho rằng chúng ta cũng cần giáo dục nhân viên và đội ngũ về vấn đề này để nâng cao nhận thức và xác định rõ ràng quan điểm của tổ chức, trách nhiệm của họ trong hành vi và ứng xử với học sinh, cũng như trong thực hiện chính sách”, ThS Đào Thu Hiền nói.

Thúy Nga

Rút Ngô Hoàng Anh ra khỏi danh sách Under 30

Rút Ngô Hoàng Anh ra khỏi danh sách Under 30

Chiều nay (24/2), Forbes Việt Nam ra thông báo rút Ngô Hoàng Anh ra khỏi danh sách Under 30 năm 2022.

分享到: