Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,ỹLinhkêugọichungtayhỗtrợphụnữyếuthếtầmsoátungthưkết quả trận sassuolo nhằm bày tỏ sự tôn vinh, đề cao vai trò và đóng góp của phụ nữ cũng như hỗ trợ phụ nữ yếu thế tiếp cận những hoạt động chăm sóc sức khỏe, NAPAS, Mastercard và Payoo đã tổ chức chương trình an sinh xã hội "Chạm sẻ chia, Trao hy vọng" hỗ trợ tầm soát miễn phí bốn bệnh: ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng cho 2.010 phụ nữ tại TPHCM và Hà Nội.
Sau gần ba tháng triển khai, chương trình đã nhận được sự sẻ chia của hàng nghìn cá nhân và hội nhóm cộng đồng. Là người phụ nữ giàu lòng thấu cảm, diva Mỹ Linh cũng đã gửi gắm những chia sẻ chân tình trong bài viết trang cá nhân: "Phụ nữ chúng mình ai cũng xứng đáng được nhận những cái ôm, sự quan tâm, tình cảm yêu thương từ người xung quanh, phải không nhỉ? Vậy mà cái điều giản dị thế thôi mà có phải ai cũng có được đâu.
Rồi có điều kiện để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng là một may mắn trên đời này. Nhiều chị em chúng ta bận rộn lo toan cuộc sống, rồi cũng có người chưa có đủ điều kiện kinh tế nên khó có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư hàng năm. Mà ở tuổi này rồi, mình càng nhận ra sức khỏe là vốn quý nhất".
"Chị đẹp đạp gió" cũng nhắn gửi đến những người theo dõi cô hãy dành sự yêu thương và quan tâm đến sức khỏe của phụ nữ bên cạnh mình. "Linh hy vọng gửi đến tất cả chị em, bạn bè, người theo dõi hành trình của Linh nhiều năm qua thông điệp bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng, và lan tỏa hy vọng cho những người cần sự giúp đỡ".
Theo ban tổ chức chương trình "Chạm sẻ chia, Trao hy vọng", ca sĩ Mỹ Linh đến giao lưu và chia sẻ với những phụ nữ khó khăn được tầm soát ung thư miễn phí tại bệnh viện tuyến đầu ở TPHCM trong dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Không chỉ có Mỹ Linh, chương trình còn nhận được sự hưởng ứng của nhiều hội nhóm cộng đồng lớn nhỏ trên Facebook. Là trang truyền cảm hứng về con người và cuộc sống, "Sài Gòn nghenn" truyền tải thông điệp sống bao dung, nghĩa tình của con người Sài Gòn: "Cùng nhau chia sẻ một chương trình đẹp. Vì người Sài Gòn mình dù vội vã bao nhiêu, cũng không ngại ngần sẻ chia để trao đến niềm hy vọng cho những người yếu thế".
Trên fanpage của Payoo, cuộc thi "Viết cho người phụ nữ tôi yêu" đã đăng tải 38 câu chuyện truyền cảm hứng được người dùng mạng xã hội gửi về. Đó là những lời tâm tình thủ thỉ của con gái gửi cho mẹ, của anh trai cho em gái, của bạn trai cho người yêu hay của cháu dành cho dì, em dành cho chị, bố dành cho con...
Lăng Phương Thảo đại diện cho các chị em trong gia đình gửi lời yêu thương tới mẹ: "Càng lớn lại càng thương mẹ hơn, càng xót xa cho những gánh nặng của mẹ. Nhớ lắm con đường quê thân thuộc, nhớ lắm những món mẹ nấu, nhớ lắm ngôi nhà có mẹ".
Thảo nhắn gửi đến mọi người: "Hãy yêu thương mẹ nhiều hơn. Bạn không thể biết đâu là lần cuối cùng nói lời yêu thương với mẹ".
Ông Nguyễn Văn Lâm cũng đã gửi gắm tâm tư đầy tình yêu thương tới con gái: "Bố mong con thêm yêu thương bản thân mình nhiều hơn, đừng để thanh xuân trôi qua lãng phí. Mong con khéo léo, thông minh và biết cách giữ lửa cho tổ ấm của mình. Bố tin con sẽ hạnh phúc vì con xứng đáng được như vậy. Bố yêu thương con gái rất nhiều".
Anh Phạm Tiến Dũng cũng bày tỏ tình cảm lứa đôi tới người con gái thích thầm thời thanh xuân: "Hoài Thu, học cùng lớp, gặp được cậu và thích cậu là chuyện tớ thấy may mắn nhất trong những năm tháng tuổi thanh xuân này. Là cậu khiến cho đứa con trai chưa lớn này trưởng thành".
5 bài viết truyền cảm hứng sẽ nhận được giải thưởng là trao tặng 1 suất tầm soát miễn phí 4 bệnh ung thư cho người phụ nữ thân yêu của đời mình.
"Chạm sẻ chia, Trao hy vọng" là dự án an sinh xã hội do NAPAS, Mastercard và Payoo tổ chức nhằm mang đến cơ hội tầm soát miễn phí cho hàng nghìn người phụ nữ yếu thế.
Với 2.010 đồng cho mỗi giao dịch chạm thẻ thanh toán tại cửa hàng đối tác của Payoo, và 20.100 đồng với mỗi lượt chia sẻ thông tin chương trình kèm hashtag #chamsechia trên mạng xã hội, NAPAS, Mastercard và Payoo cho biết sẽ đóng góp vào dự án tầm soát ung thư miễn phí, nhiều phụ nữ khó khăn, yếu thế được chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện tuyến đầu.