您的当前位置:首页 >World Cup >Tranh cãi về điều khoản ông Trump gài vào thỏa thuận mua lại Tik Tok_nhận định bóng đá kèo nhà cái hôm nay 正文

Tranh cãi về điều khoản ông Trump gài vào thỏa thuận mua lại Tik Tok_nhận định bóng đá kèo nhà cái hôm nay

时间:2025-01-13 05:50:28 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Tranh cãi về điều khoản ông Trump gài vào thỏa thuận mua lại Tik Tok_nhận định bóng đá kèo nhà cái hôm nay

TheãivềđiềukhoảnôngTrumpgàivàothỏathuậnmualạnhận định bóng đá kèo nhà cái hôm nayo thỏa thuận mới, Oracle và Walmart sẽ cùng hợp tác để sở hữu 20% cổ phần của TikTok Global, công ty mới được 2 tập đoàn thành lập để quản lý hoạt động của ứng dụng tại thị trường Mỹ. Oracle cung cấp các dịch vụ đám mây bảo mật cho TikTok, trong khi Walmart là đối tác thương mại, sở hữu 7,5% cổ phần. 

{keywords}
Ứng dụng TikTok. Ảnh: AP

Tuy nhiên, trong một diễn biến mới từ cuộc đàm phán kéo dài hơn một tuần giữa các công ty và Chính phủ Mỹ, Tổng thống Trump cho biết đội ngũ của ông đang nói chuyện với các công ty về việc sẽ trích ra 5 tỷ USD từ thương vụ cho dự án giáo dục trẻ em về lịch sử nước Mỹ.

Ý định trên tiếp tục được ông Trump khẳng định tại cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina hôm 19/9. “Chúng ta đã thực hiện được một thỏa thuận. Họ sẽ trả 5 tỷ USD vào quỹ giáo dục, để chúng ta có thể giáo dục mọi người về lịch sử thực sự của đất nước chúng ta. Chúng tôi đang tiến rất gần đến thỏa thuận đó,” Tổng thống Mỹ phát biểu.

Tuy nhiên, ByteDance hôm 20/9 nói, đây là lần đầu họ được nghe về quỹ giáo dục 5 tỷ USD.

Financial Times dẫn các nguồn tin liên quan cho biết, đây là một quyết định “vào phút chót”, giúp Tổng thống Donald Trump vẫn có thể tuyên bố giành chiến thắng khi ủng hộ một thỏa thuận mà những người chỉ trích cho rằng sẽ cho phép Trung Quốc gây nhiều ảnh hưởng đối với TikTok.

Dù cả ByteDance, Oracle và Walmart đều đồng ý cho “sáng kiến” theo yêu cầu ông Trump vào phút chót, nhưng các bên vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về cam kết 5 tỷ USD hoặc bất kỳ số tiền nào khác. Thậm chí, ByteDance và các đối tác mới của mình sẽ không tạo ra một chương trình giáo dục lịch sử Mỹ dựa trên bất kỳ định hướng cụ thể nào.

Sự thiếu chắc chắn này đã đặt ra nhiều nghi vấn về thời điểm phê duyệt cuối cùng cho thỏa thuận chuyển giao TikTok. Hôm 18/9, Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu Apple và Google xóa ứng dụng này khỏi kho ứng dụng của mình, bắt đầu từ 20/9. Nhưng sau đó, các công ty này đã được gia hạn 1 tuần để có thêm thời gian thống nhất các điều khoản với Chính phủ Mỹ, tạo điều kiện cho lệnh xóa ứng dụng TikTok được rút lại.

Vào tuần trước, Tổng thống Donald Trump nói sẽ thực hiện một sáng kiến "giáo dục lòng yêu nước" với người dân Mỹ có tên gọi "Ủy ban 1776", đặt theo năm nước Mỹ tuyên bố độc lập. Động thái này được xem như một phản ứng đối với New York Times, tờ báo đề xuất chương trình giáo dục mang tên "dự án 1619" để tìm hiểu lịch sử hình thành chế độ nô lệ tại Mỹ.

Theo Financial Times, Tổng thống Trump dù có quyền phê duyệt hoặc từ chối thỏa thuận mua lại TikTok vì lý do an ninh quốc gia, nhưng vẫn chưa rõ dựa trên nền tảng pháp lý nào để thúc giục các công ty tham gia thỏa thuận tài trợ tiền cho sáng kiến trên. Cũng không rõ cơ chế nào sẽ được áp dụng để tạo ra một quỹ như vậy. Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa phản hồi.

Tháng trước, ở thời diểm Microsoft đàm phán với ByteDance về việc mua lại TikTok, ông Trump từng tuyên bố 2 công ty sẽ phải trích một khoản tiền từ thương vụ, nộp cho Bộ Tài chính Mỹ, nếu muốn được ông chấp thuận. Yêu cầu đó khiến các luật sư ngạc nhiên, và cuối cùng đội ngũ pháp lý của chính ông Trump thừa nhận khoản tiền này là không hợp pháp.

Phía Oracle cho hay, TikTok vẫn sẽ đóng góp hơn 5 tỷ USD cho Bộ Tài chính Mỹ thông qua các khoản áp thuế mới, dù thời điểm thanh toán hết số tiền trên sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận của ứng dụng trong năm nay. Tổng lợi nhuận của ByteDance đạt được trong năm 2019 là 3 tỷ USD.

Việt Anh

Trung Quốc ra cơ chế trừng phạt sau động thái của Mỹ với TikTok và WeChat

Trung Quốc ra cơ chế trừng phạt sau động thái của Mỹ với TikTok và WeChat

Ngày 19/9, Trung Quốc đã đưa ra một cơ chế cho phép họ trừng phạt các công ty nước ngoài nhằm nâng cao vị thế trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ.