当前位置:首页 >La liga >Dạy học trực tuyến: Một 'liều kiến thức' bao nhiêu là đủ?_giải bóng đá ý

Dạy học trực tuyến: Một 'liều kiến thức' bao nhiêu là đủ?_giải bóng đá ý

2025-01-26 07:38:34 [La liga] 来源:Fabet

Đây là nhận định của PGS.TS Chu Cẩm Thơ,ạyhọctrựctuyếnMộtliềukiếnthứcbaonhiêulàđủgiải bóng đá ý Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

PGS Thơ cho rằng để việc dạy học trực tuyến có hiệu quả, học sinh phải có trách nhiệm hơn, tự chủ, tự học hơn, đồng thời sẵn sàng làm việc “cộng tác”.

Phương pháp của giáo viên hướng tới giúp học sinh trở thành người “đồng hành”, “trợ giảng” cho thầy cô, cho bạn bè và cho chính mình.

Giáo viên “gánh” trọng trách lớn 

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, giáo viên cũng cần phải chuyển mình để “không chỉ sử dụng công nghệ mà còn phải thay đổi cả cách thức tổ chức và cung cấp tài liệu”.

“Sự chuẩn bị của giáo viên cho dạy học trực tuyến không nên được xem nhẹ. Nó còn đòi hỏi sự nghiên cứu rất công phu để chuyển thể nội dung trực tuyến và đặc điểm người học – những thứ rất khó trong điều kiện thiếu vắng những giao tiếp trực tiếp” – PGS Thơ nhấn mạnh.

“Các nghiên cứu khoa học đều khuyến nghị rằng các nội dung dạy học trực tuyến cần được thiết kế theo định hướng chương trình hóa, mà tốt nhất là chương trình phân nhánh, có sự phân hóa tốt đối với khả năng tiếp thu của người học, cùng với nền tảng công nghệ phù hợp để tích hợp đa phương tiện”.

{keywords}
 

PGS Thơ cũng lưu ý về dung lượng nội dung trong một liều kiến thức.

“Không nên quá 15 phút tương tác trên máy đối với một liều và quá 90 phút cho một buổi học trực tuyến. Đối với nội dung dạy học trực tuyến, cần thiết có phần mềm chuyển hóa nội dung từ trực tiếp sang trực tuyến, để đảm bảo rằng không có tình trạng nội dung học trực tuyến giống nội dung học trực tiếp, giúp học sinh được tương tác nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn” - PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho hay.

Để giáo viên có thể thực hiện được những yêu  cầu nói trên, TS Thơ khẳng định giáo viên cần phải được tập huấn về việc thiết kế nội dung, đồng thời tương thích với phần mềm dạy học; khai thác tài nguyên trên mạng internet hợp lý. Ngoài ra, cũng cần có phần mềm quản lý  trước – trong – sau giờ học để đánh giá được quá trình học tập, giảng dạy, giúp người học tự chủ, tự học tốt hơn.

“Chỉ khi có sự chuẩn bị tốt, nội dung, phương pháp dạy học đạt được những yêu cầu thì dạy học trực tuyến mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả học tập; đồng thời đó là điều kiện để xác thực, chính thức hóa việc học tập này” - PGS.TS Chu Cẩm Thơ nói.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Công nghệ Thông tin (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng khi yếu tố về cơ sở hạ tầng thiết bị và kết nối Internet đã được đảm bảo, điều còn lại phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, nội dung giảng dạy và nền tảng sử dụng để xây dựng bài giảng.

Trong các yếu tố này, theo TS Ngọc, điều quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến nằm ở giáo viên.

“Năm ngoái, khi dịch Covid-19 ập đến và phải triển khai dạy học trực tuyến, toàn bộ hệ thống còn lúng túng vì không có gì trong tay. Tuy nhiên, sau thời gian một năm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, giáo viên đã có sự thay đổi nhận thức, chuẩn bị bài giảng kỹ càng hơn”.

Theo ông Ngọc, khi dạy học trực tuyến, nhiều giáo viên mới tiếp cận công nghệ thường phấn khởi, mải mê “trình diễn công nghệ” mà quên đi mục tiêu tối thượng của việc dạy học là làm thế nào để người học tiếp thu bài hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc học về công nghệ, giáo viên cũng cần phải rút kinh nghiệm về cách xây dựng nội dung bài giảng.

“Bài dạy không nên kéo dài quá 40 phút. Muốn vậy, giáo viên cần phải xây dựng giáo án kỹ càng, tránh lan man, bê nguyên si nội dung bài giảng trực tiếp vào trực tuyến”. Ngoài ra, cũng cần phải chọn lọc nội dung cần giảng và cần hỏi trong quá trình học trực tuyến. Một số vấn đề học sinh có thể tự nghiên cứu, giáo viên có thể gợi mở và giao lại cho học sinh suy nghĩ sau giờ học.

Giáo viên có thể tương tác với học sinh qua nhóm lớp để trả lời thắc mắc, kiểm tra bài thông qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm. Giáo viên cũng nên tham gia các nhóm, diễn đàn trên mạng (Facebook, Youtube,…) để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các giáo viên khác.

Với cách làm trên, theo TS Ngọc, việc dạy học trực tuyến sẽ ngày càng có chất lượng, trở nên bình thường, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong điều kiện đại dịch bùng phát, kéo dài.

Vai trò của những người “đứng sau” 

Để cùng giáo viên làm nên hiệu quả của việc giảng dạy trực tuyến còn có vai trò của các nhà quản lý.

PGS.TS Nguyễn Chí Thành – Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội các nhà quản lý giáo dục cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục.

“Họ cần xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở để chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của phương thức này” - PGS Thành nói.

Lãnh đạo nhà trường cũng phải có trách nhiệm hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.

“Hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến phải được xây dựng một cách phù hợp.

Ngoài ra, khi dạy học trực tuyến, giáo viên cần có thời gian trả lời, giải đáp câu hỏi liên quan tới bài học với cá nhân mỗi học sinh ở nhiều thời điểm khác nhau ngay cả khi kết thúc bài giảng, vì vậy cần phải có chính sách phù hợp đối với giáo viên” - PGS Thành lưu ý.

Phương Chi – Thúy Nga

'Sóng và máy tính cho em' giúp người thầy không còn đơn độc

'Sóng và máy tính cho em' giúp người thầy không còn đơn độc

Lãnh đạo các Sở và nhiều giáo viên nhận định, “Sóng và máy tính cho em” là một giải pháp kịp thời làm giảm sự bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ số, giúp học sinh vùng khó có điều kiện học tập và hội nhập cùng bạn bè.

(责任编辑:Thể thao)

    推荐文章
    热点阅读