Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) vừa tổ chức buổi hội thảo bàn về Chính phủ điện tử trong ngành giáo dục đào tạo và công nghệ để thiết kế các bài giảng điện tử.
Thông tin từ trang điện tử Bộ GD&ĐT,ànhGDĐTphảichủđộngđónnhậncáchmạngcôngnghiệthứ hạng của adelaide united tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, việc ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, với sự phát triển của CNTT, của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và theo kịp, chủ động đón nhận. Điều này nhằm mở ra triển vọng to lớn trong sự phát triển giáo dục, của nhân loại nói chung để mang lại kiến thức cho con người. Đây là xu thế của thế giới, nhiệm vụ của toàn ngành là nhanh chóng bắt kịp để phát triển.
Thứ trưởng cho biết, trước đó Bộ đã trình Chính phủ Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện NQ36a của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là sắp xếp, nghiên cứu ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần, chức năng và mối quan hệ giữa các thành phần trong phạm vi toàn ngành.
Việc này sẽ tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử trong ngành giáo dục đào tạo; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng cho toàn ngành; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai tại các cấp quản lí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, đồng thời nâng cao tính linh hoạt xây dựng, triển khai các thành phần hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.