Sau hơn 3 ngày làm việc khẩn trương,ưởngvàkỳvọkết quả trận wolfsburg nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc. Sau bài phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi, đồng tình cao về công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như những định hướng khôi phục phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)…
Khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh, Công ty TNHH Uchyama Việt Nam (Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1) vẫn duy trì hoạt động sản xuất, ổn định việc làm và bảo đảm thu nhập cho công nhân lao động. Ảnh: Đ.TRỌNG
Đổi mới tư duy chống dịch, gắn với khôi phục kinh tế
Tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD) để xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp. Ông Dương Phước Trà, đảng viên khu phố 4, phường Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, chia sẻ: “Tổng Bí thư nhấn mạnh cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển SXKD. Theo tôi, đây là một quyết sách đúng đắn trong định hướng chống dịch trong tình hình mới. Trong thời gian qua, Bình Dương đã rất nỗ lực trong việc phòng chống, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Đến thời điểm này, tỉnh đã đạt một số kết quả nhất định, đáng phấn khởi. Để chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh SXKD, đây là nhiệm vụ khó khăn, thách thức nhưng phải nỗ lực, quyết tâm thực hiện; tùy theo diễn biến tình hình thực tế. Mong rằng dịch bệnh sớm được đẩy lùi để ổn định KT-XH”.
Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) rất vui mừng trước các quyết sách phát triển KT-XH thời kỳ “hậu Covid-19”, bởi vừa qua trước những tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã khiến các DN, NLĐ gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Hưng Đạo, đảng viên, Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam (Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore 2), cho biết ông đặc biệt quan tâm việc Trung ương thống nhất sớm nghiên cứu, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ “hậu Covid-19”. Với các định hướng tổng thể sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi, giúp DN phát triển SX-KD, còn người dân và NLĐ sớm ổn định đời sống, việc làm và thu nhập. Theo ông Đạo, hiện dịch bệnh đãđược khống chế, việc mở ra hướng để khôi phục và phát triển kinh tế là rất đúng; đồng thời bày tỏ tin tưởng với quyết tâm của các cấp chính quyền, của DN, người dân và NLĐ, chắc chắn sẽ thực hiện được những mục tiêu ấy.
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
Ông Đặng Thanh Vân, Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh, cho biết qua theo dõi nội dung làm việc của Hội nghịTrung ương 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đặc biệt là bài phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng, ông rất tâm đắc khi Trung ương đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực...; đồng thời bổ sung, làm rõ hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “tiêu cực” sát hợp tình hình…
Ông Đặng Thanh Vân chia sẻ: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta coi là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quan tâm, chỉ đạo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, mỗi cán bộ, đảng viên cấp cơ sở phải phát huy tính Đảng trong công việc, cuộc sống hàng ngày, xây dựng chi bộ cơ sở gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị, khu phố mình trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục phát huy tính Đảng, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình”.
Ông Phạm Quang Khải, Phó Bí thư Chi bộ khu phố 8, phường Phú Mỹ (TP.Thủ Dầu Một), cho biết qua theo dõi Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông cũng rất tâm đắc với những nội dung mới liên quan việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Còn theo Bà Nguyễn ThịLiên, người dân tại khu phố 6, phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực là những “căn bệnh” nguy hiểm của xã hội. “Hy vọng các giải pháp mà Trung ương đưa ra sẽ ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những hành vi tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thời gian tới”, bà Liên mong muốn.
“Tôi rất phấn khởi trước các định hướng phát triển kinh tế nước nhà trong tình hình mới, nhất là sự tập trung ưu tiên các giải pháp để hỗ trợ thiết thực có hiệu quả cho nhân dân, NLĐ và DN ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Thực tế, trong đại dịch lần này, NLĐ chúng tôi cũng đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Hy vọng trong thời gian tới, với tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển SXKD, đời sống của NLĐ sớm được ổn định”. (Chị Phạm Thị Nhuận, công nhân Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial) “Chỉ còn gần 3 tháng nữa là hết năm 2021, do vậy tôi mong muốn Trung ương và địa phương sớm có những giải pháp cụ thể để phục hồi nền kinh tế, tạo được nhiều việc làm cho NLĐ. Đồng thời, tôi mong Trung ương sẽ tiếp tục có những chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để sớm khôi phục kinh tế đất nước thời kỳ “hậu Covid-19”. (Anh Hà Văn Hảo, người dân khu phố 8, phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một) |
Đ.TRỌNG - H.THỦY