Cách đây vài ngày,ựchưthôngtinthuốcnhỏmắtcủaIsraelchữađượccậnthịti le tai xiu thông tin về một loại “thuốc nhỏ mắt chữa cận thị” ở Israel đã khiến không ít người vui mừng và chờ đợi. Nó có tên là Nanodrops, chứa các hạt nano có thể bám hoặc “thấm” vào giác mạc, qua đó làm thay đổi tính chất chiết quang.
Các nhà khoa học Israel đã lợi dụng hiệu ứng này để khắc phục những sai số khúc xạ trên giác mạc (một tác nhân gây ra tật cận và viễn thị) của 10 con lợn. Nghiên cứu được cho là thành công, khiến nhiều người bắt đầu chờ đợi một tương lai mà họ chỉ cần nhỏ thuốc mắt thôi sẽ khỏi được cận thị.
Nhưng nếu tham khảo kỹ, bạn sẽ nhận ra đó là một hiểu lầm lớn, giống như những gì được quảng cáo là “phẫu thuật cận thị không chạm” ở Việt Nam trước đây.
Không phải chỉ nhỏ thuốc là khỏi
Nanodrops được phát triển bởi các nhà khoa học Israel, dưới dự hợp tác của Trung tâm Y học Shaare Zedek và Viện Công nghệ nano và Vật liệu tiên tiến, thuộc Đại học Bar-Ilan. Nó là một dung dịch chứa hạt nano có thể xuyên hoặc “thấm” vào giác mạc.
Nanodrops có thể được sử dụng để khắc phục tật cận thị. Nhưng nó không đơn giản là chỉ cần nhỏ dung dịch này vào mắt là đã có thể lấy lại tầm nhìn. Quá trình sử dụng Nanodrops rất phức tạp, và ít nhất, bạn vẫn cần chiếu tia laser vào mắt khi điều trị, chứ không dễ dàng chút nào.
Như đã mô tả, Nanodrops chứa các hạt nano có thể bám hoặc thấm trên bề mặt giác mạc, qua đó, làm thay đổi tính chiết quang của mắt. Khi tính chiết quang được thay đổi, nó sẽ kéo ảnh trong mắt của người cận hoặc viễn thị (đang hội tụ ở bên ngoài) về đúng vị trí võng mạc. Nhờ vậy mà những người có tật về mắt có thể nhìn rõ trở lại.
Về cơ bản, nhỏ Nanodrops vào mắt giống việc “in” một chiếc kính áp tròng siêu mỏng vào giác mạc, mỏng dưới 1/10 milimet. Theo nghiên cứu các nhà khoa học Israel công bố, hạt nano trong dung dịch Nanodrops của họ có đường kính 0,58 nm và đâm xuyên được 0,06 mm vào giác mạc (bằng khoảng 1/10 độ dày trung bình của giác mạc người).
Giống như kính áp tròng, Nanodrops không chữa được cận thị mà chỉ là một liệu pháp thay thế cho việc đeo kính.
Ngoài ra, việc in một chiếc kính áp tròng siêu mỏng vào giác mạc cũng không đơn giản. Bạn không thể chỉ cần nhỏ Nanodrops vào mắt là xong. Đầu tiên, các nhà khoa học cần đo đạc và mô hình các sai hỏng trên giác mạc. Sau đó, họ tạo ra một mô hình chiếu laser theo các sai hỏng đó được gọi là “laser corneal stamping”.
Mặc dù phần tổng quan nghiên cứu không nói rõ, nhưng Nanodrops có lẽ sẽ có khả năng tự co cụm và phân bố theo các mô hình chiếu sáng khác nhau. Bởi vậy, nó sẽ tạo thành hình dạng của một chiếc kính áp tròng mà các nhà khoa học mong muốn.
Một điều đáng lưu ý nữa, các nhà khoa học Israel từ chối đề cập đến việc Nanodrops sẽ duy trì hiệu quả của nó trong thời gian bao lâu. Bởi các hạt nano trong giác mạc có thể sẽ bị đào thải dần, điều trị cũng sẽ mất dần tác dụng.
Ở đây, việc in một chiếc kính áp tròng mỏng vào giác mạc có vẻ như sẽ giống với tattoo, khi mực in có thể bị đào thải bởi tế bào máu theo thời gian, khiến hình xăm bay màu và mờ dần đi. Khi quá trình này xảy ra, bệnh nhân cận thị sẽ một lần nữa phải “laser corneal stamping”, chiếu laser và nhỏ lại thuốc một lần nữa.
Rõ ràng, “thuốc nhỏ mắt chữa cận thị” lúc này không lý tưởng và đơn giản như bạn nghĩ.
Vậy tiềm năng của Nanodrops là gì?
Khả năng của các hạt nano trong Nanodrops là làm thay đổi tính chiết quang của giác mạc, qua đó sửa đổi những sai hỏng của nó. Đây cũng là một phương pháp không xâm lấn, so với các loại hình phẫu thuật laser. Nanodrops chỉ gắn thêm các hạt nano vào giác mạc, chứ không phải cắt bỏ một phần giác mạc như phẫu thuật cận thị.
“Nước nhỏ mắt chứa các hạt nano tổng hợp đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn sẽ trở thành một thủ tục sửa chữa sai sót khúc xạ không xấm lấn thay đổi mang tính cách mạng”, các nhà nghiên cứu Israel viết trong phần kết luận.
Điều này có nghĩa là Nanodrops có thể được ứng dụng cho cả bệnh nhân cận thị, viễn thị và các điều kiện sai hỏng liên quan đến giác mạc và khúc xạ khác.
Các nhà khoa học Israel nói rằng họ sẽ tiến tới thử nghiệm trên người vào năm nay. Tuy nhiên, họ không đề cập đến các bước chuẩn bị cho điều này. Độc tính của Nanodrops cũng là điều mà chúng ta chưa rõ.
Phân phối hạt nano vào giác mạc là một điều khó khăn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ cao. Nếu Nanodrops được nghiên cứu thành công, thủ tục này có thể sẽ chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế. Nó không đơn giản là việc bạn ra một hiệu thuốc, mua Nanodrops về nhà, nhỏ vào mắt là chữa được cận thị.
Theo GenK