Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại Hội nghị Blockchain 2018 do Vietstock và FundYourselfNow tổ chức. TheôngnghệBlockchainđedọangânhàngtruyềnthốarsenal vs mu lịch sử đối đầuo ông Liu Yusho - Chủ tịch và nhà tư vấn của Vinaex.com, công nghệ Blockchain tạo ra giao dịch đáng tin cậy, hệ thống các bản ghi điện tử, nhận dạng chính xác hơn, tự động hóa sau đó sử dụng liên quan đến các hợp đồng thông minh, tạo ra nền tảng gọn nhẹ trong thanh toán bù trừ.
Theo ông Liu Yusho, công nghệ Blockchain ghi lại mọi dấu vết của giao dịch và không thể đảo ngược được. Do đó, bất kỳ ai cũng không thể thay đổi một khi giao dịch đã diễn ra. Dữ liệu của công nghệ này lưu giữ đồng thời trên hàng chục nghìn máy tính của những người khai thác trên toàn cầu. Nên khả năng bị mất dữ liệu gần như không có.
Công nghệ Blockchain được coi là tương lai ngành ngân hàng. |
Trong hệ thống thanh toán, Blockchain giúp chuyển khoản nhanh chóng và tức thì mà không phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Vì vậy, sẽ có nhiều người tìm đến công nghệ Blockchain để thanh toán.
Ông Liu Yusho nêu ra một số loại tiền ảo sử dung phổ biến, dựa trên nền tảng Blockchain. Điển hình như Ripple, sử dụng công nghệ thuật toán chuỗi khối Blockchain, nhằm giải quyết nhanh chóng các giao dịch tài chính giữa 7 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Hay như Stellar, hiện các tổ chức ở những quốc gia đang phát triển sử dụng. Stellar là nền tảng được phát hành vào năm 2014, đươc định vị như “tương lai của ngành ngân hàng” với mục tiêu cung cấp dịch vụ ngân hàng tức thời, bảo mật với chi phí thấp nhất.
Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.