BĐS hàng hiệu (Branded residences) không chỉ là tên gọi thương mại của dự án,ấtđộngsảnnghỉdưỡnghànghiệuĐâumớilàđỉtỷ lệ kèo ma cao đó còn là lấy danh tiếng có được từ hàng chục năm vận hành các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp trên thế giới, để bảo chứng cho chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
Với đại đa số các dự án BĐS hàng hiệu hiện nay, thương hiệu quản lý sẽ tham gia vào công đoạn set-up hoàn thiện để đảm bảo tiêu chuẩn vận hành (operational standard), đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về bán hàng và marketing khi dự án đi vào hoạt động.
Cầu thang hình xoắn đặc trưng tại InterContinental Phu Quoc được coi là công trình điêu khắc bằng ánh sáng bởi đội ngũ ASA Lighting
Trong khi đó, một số rất ít các chủ đầu tư hiện nay đưa thương hiệu quản lý vào ngay từ khâu phát triển ý tưởng, thiết kế chi tiết, xây dựng hoàn thiện và vận hành. Việc này sẽ đảm bảo dự án được “đo ni đóng giày” theo bộ quy chuẩn, thẩm mỹ mà thương hiệu đó theo đuổi, cùng với trải nghiệm khách hàng nhất quán trên toàn thế giới.
Cũng cần phải nói đến, các thương hiệu cao cấp thường có một danh sách các đơn vị tư vấn thiết kế (kiến trúc - nội thất - cảnh quan - ánh sáng) danh tiếng từng cộng tác với họ qua nhiều dự án và do đó, rất am hiểu đặc tính của thương hiệu. Vì thế, khi bắt tay vào phát triển một khu nghỉ dưỡng, đơn vị quản lý và chủ đầu tư thường xem xét danh sách này và lựa chọn những đơn vị tư vấn phù hợp với nhiệm vụ thiết kế của dự án. Ví dụ, các dự án mang thương hiệu Sailing Club thường được thiết kế bởi cặp đôi GFAB và KAZE; trong khi WATG khá thường xuyên được lựa chọn để đảm nhiệm quy hoạch và thiết kế kiến trúc các các khu nghỉ dưỡng thương hiệu InterContinental. Trong khi đó, LTW Designworks đã từng thiết kế nội thất cho 9 khách sạn và khu nghỉ dưỡng của tập đoàn Hyatt tại châu Á. Đơn vị này cũng được lựa chọn để phát triển thiết kế nội thất cho dự án siêu sang Park Hyatt Phu Quoc.
Đại diện của một chủ đầu tư có tiếng trong lĩnh vực này cho hay, thông thường các dự án được phát triển như vậy thường mất ít nhất là 2 năm để hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế, với mức chi phí ban đầu đắt đỏ.
Không gian nội thất của InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort và InterContinental Halong Bay Resort & Residences đều được đảm nhiệm bởi P49 Deesign
Chính vì thế, theo đuổi phân khúc này chính là một hành trình dài, đòi hỏi nhà phát triển BĐS không chỉ cần tiềm lực về quỹ đất hay tài chính mà cả bề dày kinh nghiệm, độ chuyên nghiệp của êkíp triển khai và độ nhạy cảm lựa chọn tính phù hợp của mỗi thương hiệu cho từng điểm đến, từng loại hình BĐS.
Nhưng BĐS hàng hiệu chính là con đường để một nhà phát triển định vị vị thế khác biệt và bền vững trên thị trường. “Có giai đoạn, các nhà phát triển BĐS ở Việt Nam chỉ tập trung vào vỏ ngoài của dự án để thu hút khách hàng. Nhưng khi đòi hỏi và kinh nghiệm của khách hàng ngày một cao hơn thì những sản phẩm có chiều sâu về đẳng cấp sẽ được lựa chọn. Và chiều sâu đẳng cấp đó chính là tiêu chuẩn của thương hiệu tạo nên một dự án.” - một chuyên gia phân phối BĐS cao cấp nhận định.
Sự khắt khe trong từng chi tiết đảm bảo khách hàng có thể thụ hưởng cao nhất những giá trị của một BĐS hàng hiệu đúng nghĩa
Khi một khu nghỉ dưỡng được gắn với thương hiệu vận hành, mặc nhiên nó nằm trong danh mục dự án toàn cầu của thương hiệu. Như vậy, chủ sở hữu BĐS không chỉ được thụ hưởng dịch vụ vận hành trực tiếp mà cả những đặc quyền dành riêng cho khách hàng của thương hiệu trên toàn cầu, cộng hưởng với những đặc quyền từ chủ đầu tư.
Một khách hàng đang quan tâm căn biệt thự ven biển thuộc dự án InterContinental Residences Halong Bay cho biết: “Tôi đi nhiều nơi và cũng trải nghiệm rất nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong và ngoài nước. Tôi nhận thấy rõ đẳng cấp của BĐS gắn tên thương hiệu cao cấp. Đó là những sản phẩm độc đáo mang phong cách riêng của thương hiệu được đồng nhất ở khắp nơi trên thế giới. Đó là những tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng và giám sát chất lượng khắt khe của thương hiệu. Điều này được thể hiện rõ trong từng chi tiết nhỏ nhất để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đặc biệt là những giá trị thụ hưởng và trải nghiệm mang tính cá nhân hóa mà khách hàng nhận được luôn ở đẳng cấp khác”.
Dinh thự tổng thống tại khu nghỉ dưỡng InterContinental Residences Halong Bay
Thực tế trên thế giới đã chứng minh các dự án BĐS nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển theo tiêu chuẩn thương hiệu luôn giữ giá trị sau 10, thậm chí 20 năm. Đi kèm với những yếu tố độc nhất của vị trí dự án hay số lượng sản phẩm giới hạn càng khiến cho giá trị của BĐS tăng lên theo thời gian.
Sau tất cả, BĐS hàng hiệu không phải là lớp vỏ ngoài hào nhoáng được gắn mác thương hiệu danh tiếng. Đó thực sự là một con đường đầy thách thức, đòi hỏi những nhà phát triển cần phải có “độ lỳ” với biến động của thị trường, có tâm và có tầm để chinh phục những đỉnh cao. Đó là con đường để kiến tạo những dự án đem lại giá trị bền vững cho khách hàng.
Xuân Thạch
Bức tranh thị trường bất động sản hàng hiệu Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng toàn cầu 170% trong vòng 10 năm qua, theo số liệu Báo cáo thị trường BĐS hàng hiệu do Savills phát hành tháng 4/2021, phân khúc này tại Việt Nam được đánh giá là tiềm năng và đang có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Bất động sản hàng hiệu - câu chuyện ẩn sau mỗi 'bức tường'
Câu chuyện của phân khúc bất động sản hàng hiệu không đơn thuần dừng ở bán mua, sinh lời mà ẩn sau đó là “lắm công phu” của những đơn vị phát triển đủ năng lực để đưa ra được những sản phẩm đẳng cấp nhất.