Để việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lan tỏa,ọctậplàmtheoBácgắnvớixâydựngnôngthônmớsố liệu thống kê về fulham gặp newcastle đi vào chiều sâu, tác động đến từng hành động hàng ngày của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, Đảng ủy xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên đã gắn với việc học tập, làm theo bằng những mô hình thiết thực, mang lại lợi ích cho người dân... Những mô hình thiết thực Đi qua khỏi cầu Bạch Đằng, chúng tôi đã nhận ra diện mạo nông thôn mới (NTM) nơi đây. Nhiều người dân cho biết, từ ngày cầu Bạch Đằng được nối nhịp, đời sống của người dân trong xã đã thay đổi rõ nét, Bạch Đằng không còn là một cù lao tách biệt với bên ngoài. Màn đêm buông xuống, những xóm nhỏ không còn tối om, người dân đóng cửa im lìm mà giờ đây, ở những ngỏ ngách của đường giao thông nông thôn, đèn đường thắp sáng choang. Chị Nguyễn Thị Hậu, một công nhân đang sinh sống ở xã Bạch Đằng chia sẻ: “Hồi chưa có đèn đường, tối nào tăng ca về đêm tui cũng thấy sợ. Mặc dù tui biết người dân cù lao vốn rất hiền nhưng vẫn hơi lo. Từ ngày có đèn đường, khi phải tăng ca đến 9 hay 10 giờ tối, tui cũng yên tâm”. Ông Huỳnh Văn Thanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bạch Đằng “khoe”: Giờ đây đèn đường đã được thắp sáng trên cả những tuyến đường nhỏ trong xã. Ảnh: T.THẢO Ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bạch Đằng phấn khởi cho biết: “Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, tác động đến các tầng lớp nhân dân, mỗi đoàn thể được giao xây dựng một mô hình điểm. Mô hình này phải gắn với các tiêu chí NTM. Và xuất phát từ nhu cầu của người dân là cần có đèn đường chiếu sáng vào ban đêm để tiện đi làm, MTTQ xã đã mạnh dạn xây dựng mô hình “Lắp đặt đèn chiếu sáng đường nông thôn”. Từ mô hình điểm ở tổ 4, ấp Bình Hưng với 30 hộ dân tham gia, đến nay mô hình đã được nhân rộng ra toàn xã với 354 hộ tham gia, đạt gần 50% trên tổng số các hộ nằm trên mặt tiền các tuyến đường. Ông Huỳnh Văn Thanh nói: “Cách làm của chúng tôi là vận động người dân treo bóng đèn compact 18W ở trước nhà bên ven đường. Trước đây, MTTQ xã chỉ hỗ trợ bóng đèn, nhưng nay nhà nào lắp thì được hỗ trợ 100.000 đồng tiền bóng, dây điện. Còn tiền điện hàng tháng, các hộ gia đình tự trả. Thấy được ý nghĩa của mô hình nên ngày càng có nhiều hộ tham gia. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường vận động để đạt tỷ lệ người dân hưởng ứng cao hơn”. Một mô hình cũng có ý nghĩa thiết thực đối với xã NTM Bạch Đằng chính là mô hình vệ sinh môi trường của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã. Bà Trịnh Thị Kim Sở, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với xây dựng NTM, thời gian qua Hội LHPN xã có rất nhiều phong trào thi đua như đăng ký tuyến đường kiểu mẫu do Hội LHPN xã, ấp đảm nhiệm; ra quân dọn vệ sinh môi trường...; trong đó nổi bật là việc thành lập được Câu lạc bộ (CLB) Ngôi nhà xanh. CLB được thành lập vào tháng 8-2011 với 30 thành viên, tập trung chủ yếu ở ấp Điều Hòa, định kỳ sinh hoạt mỗi quý một lần. Nội dung là tuyên truyền, vận động học tập các vấn đề liên quan đến phụ nữ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội… theo các tiêu chí của “5 không, 3 sạch”. Với ý nghĩa đó, đến nay CLB đã có trên 40 hội viên tham gia. Để công tác tuyên truyền có sức hút, CLB thường thông qua hình thức hái hoa dân chủ, xây dựng tiểu phẩm… Từ nhận thức đến hành động, chị em trong CLB thường nhắc nhau tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm để thực hiện tốt các tiêu chí đề ra. Các thành viên đều cam kết chăm lo, nuôi dạy con khôn lớn, chăm ngoan, học giỏi, không để các em nghỉ học, gây mất trật tự xóm làng. Không chỉ làm sạch nhà mình, chị em còn tự giác làm sạch ngõ xóm, tham gia những đợt ra quân dọn vệ sinh môi trường ở những tuyến đường trong ấp; tuyên truyền mọi người cùng giữ gìn vệ sinh chung... Chị Huỳnh Thị Thu Hồng, thành viên CLB chia sẻ: “Các tiêu chí của “5 không, 3 sạch” đều là những mục tiêu mà mỗi gia đình hướng đến. Tôi thấy hoạt động của CLB rất có ý nghĩa, vì vậy không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng tham gia…”. Nói đi đôi với làm 4 năm qua, xã Bạch Đằng được đánh giá là một điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bà Phan Thị Ngọc Hòa, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 03, điều quan trọng là xã đưa ra được những mô hình thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Cụ thể, đối với cán bộ công chức, đảng viên thì đăng ký mô hình tổ chức vận động nhân dân xây dựng Đảng thông qua việc vận động nhân dân tích cực thực hiện đường lối, chủ trương và các phong trào ở địa phương như Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc... Hội Chữ thập đỏ có mô hình “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp cho những mảnh đời bất hạnh có điều kiện vượt qua khó khăn... Đối với các cấp cơ sở thì tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM bằng việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đèn đường, giữ gìn vệ sinh môi trường.... Kết quả sau 4 năm, từng cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng, nhận thức và công tác chuyên môn, thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, giảm thiểu các trường hợp gây phiền hà cho dân, thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, giữ gìn đạo đức lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa, cần nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, nói phải đi đôi với làm. Từng cán bộ, đảng viên phải gần dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng; phải tin dân, tôn trọng dân, lắng nghe dân và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân; đồng thời tiếp thu, sửa chữa khuyết điểm mà quần chúng đóng góp để ngày càng tiến bộ hơn”, bà Hòa nói. THU THẢO |