TAND TP Bảo Lộc,ườithiêuxácbétrairồiđưahũtrocốtchogiađìnhbịđềnghịántùbxh vdqg nhat ban tỉnh Lâm Đồng vừa đưa bị cáo Lê Minh Quang (46 tuổi, hiện tại ngoại, tạm trú ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng) và bà Cao Thị Thu Bích (40 tuổi, ngụ Đắk Lắk) ra xét xử về tội Xâm phạm thân thể. Tuy nhiên, tòa cho rằng vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần thời gian để đánh giá nên HĐXX quyết định kéo dài phần nghị án, dự kiến tuyên án vào ngày 27/11.
Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận khi cháu bé gần 3 tuổi, được người thân ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhờ ông Quang và bà Bích chữa trị bệnh tự kỷ tại TP Bảo Lộc, nhưng sau đó gia đình nhận lại hũ tro cốt.
Trong phiên xử diễn ra hôm 24/11, sau khi xem xét, phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, đại diện VKSND TP Bảo Lộc đề nghị tuyên bị cáo Quang mức án 18-20 tháng tù treo và thử thách 3-4 năm; bị cáo Bích 15-18 tháng tù treo, buộc thử thách 20-36 tháng.
Trong phiên xử, bị cáo Quang và Bích thừa nhận hành vi của mình. Theo cáo trạng, năm 2017, qua giới thiệu của bạn bè, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (ngụ tỉnh Thừa Thiên Huế) quen ông Quang, người nuôi dạy, điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (trẻ tự kỷ).
Ông Nghĩa có con trai là Nguyễn Lâm Minh Q. (sinh tháng 10/2019), bị bệnh chậm phát triển, cần được chữa trị. Vì thế, ngày 3/3/2022, ông Nghĩa đưa con tới nhờ ông Quang chữa giúp, với chi phí 200 triệu đồng/tháng, nhận trước 600 triệu đồng. Ông Quang cùng bà Bích chăm sóc Q. cùng hai cháu khác tại căn nhà thuê cấp 4 ở phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc.
Ít hôm sau, Q. có biểu hiện ho, nóng sốt, kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19. Lúc này, ông Quang yêu cầu bà Bích mua thuốc đặc trị Covid-19 cho bé trai uống, rồi báo cho gia đình.
Ngày 5/3/2022, ông Quang gửi hình ảnh chụp que test Covid-19 của bé Q. qua Zalo cho ông Nghĩa. 3 hôm sau, khi kiểm tra lại, thấy đứa trẻ âm tính với Covid-19, ông Quang tiếp tục báo kết quả cho gia đình.
Trong ngày 22-23/3/2022, thấy cháu Q. bị ho, sốt trở lại nhưng ông Quang không test, cũng không báo cho ông Nghĩa biết, chỉ theo dõi và chăm sóc.
Đến rạng sáng 25/3, bé Q. bị Covid-19 nên sức khỏe yếu, biểu hiện khó thở, được Quang và Bích đưa tới bệnh viện, nhưng cháu đã tử vong trên đường. Lúc này, bà Bích lái xe chở Quang và thi thể bé Q. về nhà thuê ở Bảo Lộc. Đồng thời, người phụ nữ yêu cầu thông báo cho gia đình cháu bé.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng cha cậu bé đang bị bệnh nặng, nên không thông tin và cũng từ chối thông báo cho y tế. Bởi, theo ông Quang khi báo với lực lượng y tế thì bé Q. sẽ bị đưa đi hỏa táng, thủ tục sẽ lâu và dễ thất lạc, nên bàn đưa thi thể về Huế giao cho thân nhân.
Trên đường đi, lo thi thể bị phân hủy sẽ bốc mùi, dễ bị phát hiện nên họ nghĩ tới việc thiêu xác cháu bé rồi đưa tro cốt về giao cho gia đình. Sau khi bàn bạc, cả hai ghé bên đường mua than, xăng, xô sắt rồi vào vườn cà phê của ông Quang tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thiêu thi thể nạn nhân. Tro cốt của cháu Q. được cả hai bỏ vào hũ rồi ra Huế đưa cho gia đình ông Nghĩa.
Gia đình ông Nghĩa sau đó cho rằng gửi con trai cho ông Quang chữa bệnh chậm phát triển, nhưng "thầy lang" đưa hũ tro cốt và bảo “đã chết vì Covid-19” nên làm đơn tố cáo. Công an vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Vụ 'gửi con chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt' và dấu hiệu bất thường
Luật sư phân tích, nếu có dấu hiệu tội phạm, hay hành vi xâm phạm đến tính mạng của trẻ em, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.