Nhớ lời Bác dạy: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”_kèo tỷ lệ bóng đá
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-27 03:17:38 评论数:
Bài 4: “Phê bình và sửa chữa”
“Phê bình và sửa chữa” là phần thứ nhất trong “Sửa đổi lối làm việc”- một tác phẩm được coi là cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc,ớlờiBácdạyNângcaođạođứccáchmạngquétsạchchủnghĩacánhâkèo tỷ lệ bóng đá toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947. Theo Người, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, phải tự phê bình, phải tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc năm 1961 Ảnh: T.L
Trong suốt quá trình sáng lập, xây dựng, rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên phải nắm chắc và khéo sử dụng vũ khí tự phê bình, phê bình và sửa chữa để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền trong sạch vững mạnh. Theo Người, “có 2 cách để thực hiện thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ là: Tự phê bình và phê bình. Từ trên xuống dưới, ai cũng phải dùng nó hàng ngày để càng đoàn kết, tiến bộ”. “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”.
Người lấy ví dụ: “Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể Cụ” không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người… Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to. Không phê bình, tức là để cho cái xấu của người ta phát triển”. “Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình”.
Trong tự phê bình, phê bình, Người kiên quyết chỉ ra và đấu tranh với những biểu hiện không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật: “Thái độ của một số khá đông cán bộ là: Đối với người khác thì phê bình đúng đắn, nhưng tự phê bình thì quá “ôn hòa”. Các đồng chí ấy không mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình -nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình… Nói tóm lại: Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “mác xít”, nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào chủ nghĩa tự do”. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh: “Có đồng chí đáng phải trừng phạt, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh báo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sữa lỗi mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta”. Người cũng chỉ ra nhiều biểu hiện lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng: “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí”...
Để sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình trong Đảng một cách có hiệu quả, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải nhận thức đúng vấn đề. Theo Người thì “nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người thì ai cũng khó tránh khỏi sai lầm khuyết điểm; càng đảm nhiệm nhiều công việc thì càng dễ có sai lầm khuyết điểm nhiều hơn. Điều quan trọng là có dám tìm ra khuyết điểm để sửa chữa hay không. Và một khi tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng được thực thi đúng đắn sẽ thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Trong bài viết về “Đạo đức cách mạng” năm 1958, Người khẳng định: “Trong bao nhiêu năm hoạt động bí mật, dù bị bọn thực dân khủng bố gắt gao và Đảng ta gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng Đảng ta ngày càng phát triển, càng mạnh mẽ và đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi, đó là Đảng ta khéo dùng cái vũ khí sắc bén tự phê bình và phê bình”.
THÀNH SƠN (thực hiện)