发布时间:2025-01-12 17:58:50 来源:Fabet 作者:World Cup
Làm chủ máy móc công nghệ
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Đồng Nai,ườixưởngtrưởngvớisángkiếntiềntỷkết quả trận koln sau khi tốt nghiệp THPT, không như bạn đồng trang lứa lựa chọn tương lai là giảng đường đại học, anh Hưng chọn học trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng để học nghề cơ khí chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, anh xin vào Công ty SUNSCO (TP.Dĩ An) làm việc. Hơn 24 năm gắn bó với công ty, anh Hưng đã cho ra đời hàng loạt sáng kiến hữu ích, đóng góp tích cực vào việc xây dựng uy tín thương hiệu doanh nghiệp và được bổ nhiệm từ vị trí công nhân lên xưởng phó, xưởng trưởng. Tiêu biểu nhất là sáng kiến “Giảm lượng sử dụng LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) cho lò sấy tole xưởng mạ màu”.
Anh Hưng cho biết từ tháng 5-2013, tập thể nhân viên xưởng tole mạ màu được Ban Giám đốc công ty giao nhiệm vụ tiếp nhận dây chuyền mạ màu số 2 với các công nghệ hoàn toàn mới và tốc độ nhanh hơn dây chuyền cũ gấp 2,5 lần. Dây chuyền sản xuất toàn thiết bị máy móc công nghệ hiện đại nhưng với tinh thần học hỏi, quyết tâm cao độ làm chủ thiết bị máy móc, tập thể nhân viên xưởng đã nhanh chóng nắm bắt các kiến thức, kỹ năng vận hành do các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn chuyển giao công nghệ.
Anh Lê Thành Hưng luôn tìm tòi, sáng tạo cải tiến thiết bị máy móc nhằm tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong thời gian chưa tới 2 tuần, anh Hưng cùng đồng nghiệp đã tự vận hành dây chuyền sản xuất ở tốc độ tối đa và cho ra sản phẩm đầu tiên đạt tiêu chuẩn. Do là dây chuyền mới nên mọi thông số hoạt động ban đầu máy móc đều do bên đơn vị chế tạo máy mặc định. Với tinh thần tìm tòi học hỏi không những làm chủ được máy móc công nghệ, để có thể cải tiến nhiều chi tiết tiết kiệm nguyên liệu, máy móc vẫn hoạt động hiệu quả, anh Hưng đã tìm tòi, đề xuất sáng kiến “Giảm lượng sử dụng LPG vận hành và giảm tiêu hao nhiên liệu cho lò sấy tole xưởng mạ màu”. “Muốn làm chủ được thiết bị, máy móc công nghệ, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu cấu tạo hoạt động của máy móc kỹ lưỡng, có những khi mất nhiều ngày ngồi quan sát máy móc thiết bị hoạt động, từ đó điều chỉnh đi điều chỉnh lại để có được thông số hợp lý hơn. Từ đó, máy móc hoạt động hiệu quả an toàn, tiết kiệm nhiên liệu hơn so với tiêu chí của nhà sản xuất ấn định”, anh Hưng chia sẻ.
Sáng kiến tiền tỷ
Sau thời gian cải tiến vận hành, càng đi sâu tìm hiểu, càng hiểu rõ thiết bị máy móc hơn, anh Hưng tiếp tục nhận thấy việc sử dụng LPG dùng cho lò sấy sơn vẫn có thể còn cải tiến được nữa bằng cách thay đổi các thông số cài đặt do đơn vị chế tạo máy đưa ra ban đầu. Từ sự tìm tòi nghiên cứu kỹ thuật, trăn trở, anh Hưng nhận thấy lượng LPG sử dụng cho lò sấy số 2-CCL còn cao, chưa đạt mục tiêu giảm lượng LPG tiêu thụ đề ra. Trong đó, lượng LPG sử dụng cho lò sấy chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kết cấu giá thành của sản phẩm nên cần tìm biện pháp giảm lượng sử dụng LPG để giảm giá thành sản phẩm.
Quan sát thực tế từ màn hình HMI nhiều ngày liên tục, anh nhận thấy tốc độ quạt của bộ trao đổi nhiệt (Oven Suply Fan) thường chỉ quay với tốc độ 14% và Damper đưa gió nóng từ tái thu hồi nhiệt từ lò đốt RTO vào lò sấy số 1 thường đóng hoặc mở rất nhỏ. Điều đó dẫn đến việc tái sử dụng nhiệt chưa cao và tiêu tốn lượng LPG. Theo giải thích của anh Hưng, nếu tốc độ quạt (Oven Suply Fan) chậm và Damper mở ít thì hiệu quả của việc tái sử dụng nhiệt không cao, trường hợp tốc độ quạt nhanh làm cho nhiệt độ gió sau khi đi qua bộ trao đổi nhiệt thấp và Damper mở lớn sẽ gây mất nhiệt trong lò sấy và khi đó cần nhiều LPG để đốt lửa lớn mới đạt nhiệt độ cài đặt. Cả 2 trường hợp nêu trên đều gây tiêu tốn nhiều LPG, vậy nên cần cài đặt giá trị áp lực lò và lưu lượng khí thải thích hợp. Sau khi nghiên cứu kỹ các tính năng, quy trình kỹ thuật, anh Hưng đã đề xuất doanh nghiệp cho tiến hành điều chỉnh với nhiều giá trị cài đặt áp lực khác nhau của cả hai lò sấy, hiệu quả là lượng LPG sử dụng đã giảm được gần 25%.
Ông Nguyễn Tài Đương, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty SUNSCO, cho biết sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ngoài tiếp cận công nghệ hiện đại còn phải biết chủ động nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm chất lượng có tính cạnh tranh cao. Để làm được điều đó thì sự sáng tạo của người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ suy nghĩ ấy, trong những năm qua, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hạ giá thành sản phẩm liên tục được Ban Giám đốc và công đoàn cơ sở phát động. Đặc biệt là hưởng ứng “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Tiêu biểu nhất là sáng kiến “Giảm lượng sử dụng LPG cho lò sấy tole xưởng mạ màu”. Với sáng kiến này của anh Hưng đã làm lợi về kinh tế cho doanh nghiệp gần 160.000 đô la Mỹ/năm, tương đương hơn 3,6 tỷ đồng/năm.
"Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của anh Hưng đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty, giảm chi phí trong sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế và nâng cao tính cạnh tranh. Năm 2020, sáng kiến này đã được công ty chọn gửi về tập đoàn tại Nhật Bản để dự thi cùng với những sáng kiến của người lao động các công ty thành viên ở nhiều quốc gia khác nhau. Và, sáng kiến của anh Hưng được tập đoàn đánh giá rất cao, chọn trao tặng giải “Gold” - giải vàng, là phần thưởng cao quý nhất của tập đoàn ghi nhận sáng kiến cũng như công sức đóng góp của người lao động vào sự nghiệp phát triển bền vững của tập đoàn. Sáng kiến này cũng được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương là 1 trong “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển”.相关文章
随便看看