Đến Xuân Lộc - Long Khánh vào những ngày tháng tư lịch sử,ânLộc–LongKhánhvùngđấtthélịch thi đấu sociedad thời điềm mà người dân cả nước đang hăng hái thi đua chào mừng 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. "Cánh cửa thép" Xuân Lộc năm xưa nay đã trở thành những vùng cây trái bạt ngàn, những nhà máy, xí nghiệp, công trình cao tầng mọc lên san sát. Xuân Lộc - Long Khánh hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới với bộ mặt của một đô thị trẻ, năng động, sầm uất.
* Góp phần xây dựng quê hương
Hàng ngàn người lao động nghèo ở khu vực thị xã Long Khánh xem anh như vị “cứu tinh” vì anh đã dang tay cưu mang họ. Anh là Ngô Ánh, chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh Ngô Ánh đã từ Thừa Thiên Huế vào khu vực Long Khánh – Đồng Nai để lập nghiệp. Từ hai bàn tay trắng, sau nhiều năm làm đủ thứ nghề, anh đã bắt đầu mở cơ sở chế biến, sản xuất gỗ cho riêng mình. Đến năm 1996, anh Ngô Ánh bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh ván lạng, nhằm tiêu thụ những nguyên liệu gỗ tại chỗ của bà con trong vùng. Ban đầu anh thuê được một xưởng nhỏ trong thị xã để sản xuất, dần dần cơ sở Ngô Ánh ăn nên làm ra, anh đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, nhận thêm nhiều nhân công vào làm việc. Hiện nay, doanh nghiệp Ngô Ánh đã có cơ ngơi trên diện tích 70.000m2 với 7 nhà xưởng và giải quyết công ăn việc làm cho 1.700 lao động thường xuyên. Những sản phẩm mà doanh nghiệp Ngô Ánh làm ra là loại bàn ghế gỗ hoàn toàn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Anh Ánh cho biết, năm 2009, sản phẩm bàn ghế gỗ của doanh nghiệp Ngô Ánh đã xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt khoảng trên 20 triệu USD, trong năm nay ước đạt 30 triệu USD. Bên cạnh, để chăm lo cho đời sống của người lao động, anh đã cho xây gần 200 phòng trọ trong khuôn viên của doanh nghiệp để làm chỗ ở cho công nhân. Ngoài ra, anh còn xây 3 phòng học và mời thầy cô về dạy cho con em công nhân từ mẫu giáo đến lớp 5; 1 trung tâm y tế và luôn luôn có 2 bác sĩ và 2 y tá túc trực 24/24 để chăm sóc sức khỏe cho những người lao động tại đây. Hiện thu nhập bình quân của lao động đang làm việc tại Ngô Ánh là 2 triệu đồng/người/tháng.
Khác với hoàn cảnh của anh Ngô Ánh, anh Trương Thành Trung một thanh niên được sinh ra sau ngày giải phóng Miền Nam 1975, nhưng anh đã sớm trở thành tỷ phu trẻ trên chính mảnh đất “thép” kiên cường này. Hiện anh đang sở hữu một trang trại cây ăn trái 40ha, trồng những loại trái cây đặc sản của Long Khánh như, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ... Từ trang trại này, mỗi ngày anh bán được khoảng 5 tấn trái cây, giải quyết cho hàng chục lao động nông nhàn, mỗi năm lợi nhuận thu từ việc bán trái cây mang lại cho anh hơn 1 tỷ đồng.
* Diện mạo mới
Năm 2003, toàn bộ vùng “bức tường thép” Xuân Lộc năm xưa được đổi tên thành thị xã Long Khánh. Sau nhiều năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Long Khánh đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ông Lê Văn Thư, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Khánh cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã luôn đạt bình quân từ 15 – 16%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Đặc biệt thành quả ấn tượng nhất mà chính quyền và người dân thị xã đạt được là mức thu nhập bình quân đầu người đã đạt khoảng 26 triệu đồng/người/năm (khoảng 1.600USD); tỷ lệ hộ nghèo của thị xã giảm xuống còn dưới 5%; thu ngân sách hàng năm trên địa bàn tăng từ 10 – 12%. Mỗi năm thị xã đã giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động; bộ mặt phố phường đô thị ngày càng khang trang, sầm uất. Thị xã Long Khánh đang đổi thay từng ngày.
Phó Chủ tịch thị xã cho biết, hiện chính quyền đang tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng Khu công nghiệp Suối Tre và một số cụm công nghiệp khác để xúc tiến việc kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên định hướng của thị xã cũng chỉ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp có lợi thế so sánh ở địa phương; tập trung xây dựng hạ tầng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, quy hoạch những vùng trồng cây công nghiệp tập trung, tiến tới xây dựng thương hiệu cho trái cây vùng Long Khánh.
Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách đã được chính quyền và người dân thị xã Long Khánh luôn quan tâm. Thời gian qua, đã có 212 căn nhà tình nghĩa được xây dựng, 205 căn nhà được sửa chữa với số tiền trên 4 tỷ đồng. Các ngành, các đơn trên địa bàn hàng năm trao tặng hàng trăm sổ tiết kiệm tình nghĩa, góp phần sửa chữa nâng cấp các công trình mộ, nghĩa trang liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã. Thị xã có 32 mẹ Việt Nam anh hùng, hiện 8 mẹ vẫn còn sống, các mẹ luôn được phụng dưỡng chăm sóc chu đáo, tận tình; có hơn 4.000 liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã Long Khánh. Hàng năm, người thân đồng đội và những người dân trên khắp mọi miền tổ quốc vẫn luôn về đây để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã anh dũng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
Tại căn nhà nhỏ số 18, khu phố 2, phường Xuân An chúng tôi được gặp nhiều cựu chiến binh tuổi đã ngoài “thất thập” đang miệt mài ngồi thống kê lại danh sách của những đồng đội đã hi sinh trong chiến dịch 12 ngày đêm “mở cánh cửa thép” giải phóng Xuân Lộc, để chuẩn bị cho chương trình cầu truyền hình tại hai điểm, một ở căn cứ cách mạng thuộc tỉnh Tây Ninh và một điểm cầu tại thị xã Long Khánh vào ngày 10-4 tới. Bác Võ Thành Dương, trưởng ban liên lạc của sư đoàn 330 khu vực thị xã tâm sự: 35 năm sau giải phóng, chúng tôi được ngồi bên nhau nơi đây, nhưng có bao đồng đội đã anh dũng hi sinh, nhiều người hiện vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Nhìn thấy thị xã 35 năm xây dựng và đổi mới, bộ mặt của đô thị được đổi thay từng ngày, chúng tôi hết sức phấn khởi. Những cựu chiến binh luôn tin rằng, Xuân Lộc – Long Khánh hôm nay sẽ là đơn vị đi đầu, không những trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc mà cả trong thời kỳ đổi mới”.
(THEO TTXVN)