Nghịch lý Tự do cá nhân: Vì sao mọi người vẫn dùng Facebook dù biết dữ liệu bị xâm phạm?_ltd hom nay
Nghịch lý Tự do cá nhân (privacy paradox) đang bao trùm lên thế giới mạng lưới kết nối con người,ịchlýTựdocánhânVìsaomọingườivẫndùngFacebookdùbiếtdữliệubịxâmphạltd hom nay vốn mang cơ chế thương mại chủ chốt dựa trên việc đào xới và tận dụng thông tin cá nhân người dùng. Mỗi khi được hỏi bởi những nhà nghiên cứu hay thu thập ý kiến về tự do cá nhân, hầu hết mọi người đều trả lời chắc chắn có coi trọng yếu tố này. Vậy mà họ vẫn tiếp tục cống hiến cho những dịch vụ công nghệ đang bào mòn sự riêng tư của mình, đây chính là nghịch lý.
Ví dụ nổi bật là Facebook. 2018 là một năm tồi tệ cho mạng xã hội này liên quan tới bê bối thông tin cá nhân. Thế nhưng xét về mặt kinh tế, đó lại là một năm thắng lớn của Facebook: số lượng người dùng hàng ngày tăng, doanh thu bình quân đầu người tăng 19% so với năm 2017, và doanh thu của quý IV cao hơn 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Không ít người đã biết sự thật về việc Facebook đang làm với dữ liệu của họ, nhưng hành vi tiêu dùng của họ cũng chẳng thay đổi gì nhiều.
(Nguồn: Internet) |
Một thời gian dài, nghịch lý Tự do cá nhân được cho là tồn tại bởi đa số người dùng Facebook không thực sự hiểu được cách thức thông tin cá nhân của mình bị chiếm đoạt và sử dụng ra sao. Thậm chí, ở những quốc gia đang hay kém phát triển, Facebook gần như là mạng lưới kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài. Vậy còn những quốc gia phương Tây, không phải cả hai trường hợp trên thì nguyên do là gì?