Google từng thâu tóm những ông lớn phần cứng nào?_kèo nhà cái tivi
时间:2025-01-18 03:45:35 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Một trong những thông tin được quan tâm nhiều nhất thời gian gần đây là việc Google mua lại Fitbit - nhà sản xuất thiết bị đeo nổi tiếng với các sản phẩm như Alta,ừngthâutómnhữngônglớnphầncứngnàkèo nhà cái tivi Versa, Charge...
Tuy thương vụ mua Fitbit có thể giúp Google tạo dựng nền tảng tốt trước khi bước vào thị trường thiết bị đeo. Tuy nhiên, kông ít người lo lắng bởi đa số công ty phần cứng trước đây sau khi về Google đều... giải thể, hoặc gộp chung vào các bộ phận của Google.
Hãy nhìn lại những thương vụ phần cứng đình đám của Google trong thời gian qua và kết cục của chúng để dự đoán về tương lai của Fitibit.
Motorola Mobility
Được công bố vào năm 2011 với giá 12,5 tỷ USD, đây là thương vụ phần cứng lớn nhất từ trước đến nay của Google.
Mua lại Motorola Mobility được xem là thương vụ đắt giá nhất, cũng là thất bại nhất của Google. Ảnh: Android Authority. |
Với việc mua lại Motorola, mục tiêu của Google chính là nắm giữ kho bằng sáng chế khổng lồ, sử dụng chúng để chống lại các vụ kiện liên quan đến nền tảng Android. Google cũng muốn tham gia phân khúc smartphone tầm trung với những sản phẩm cấu hình cao, giá cả phải chăng dành cho các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, mọi kế hoạch của Google đều đổ bể. Năm 2014, Google tuyên bố bán lại Motorola Mobility cho Lenovo của Trung Quốc với giá 2,91 tỷ USD. Tuy mức giá thấp hơn nhiều so với 3 năm trước, Google vẫn giữ được phần lớn bằng sáng chế của Motorola.
Một phần HTC
Chỉ 3 năm sau khi bán Motorola Mobility cho Lenovo, Google lại mua một hãng phần cứng khác. Năm 2017, Google tuyên bố thâu tóm phần lớn bộ phận nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm của HTC. Bên cạnh nhân sự, Google cũng nắm giữ các bằng sáng chế quan trọng từ công ty Đài Loan. Giá trị thương vụ này là 1,1 tỷ USD.
Với sự cạnh tranh gay gắt, HTC đã không còn chỗ đứng trên thị trường smartphone. Ảnh: Android Authority. |
Trước khi về Google, cả 2 đã hợp tác chặt chẽ trong rất nhiều dự án phần cứng, bao gồm chiếc Pixel thế hệ đầu tiên ra mắt năm 2016. Tuy được dán mác "Made by Google", Pixel vẫn có sự đóng góp rất lớn của HTC.
Mua lại một phần HTC cũng là nước đi trong chiến lược phát triển dòng Pixel mà không cần hợp tác với công ty bên ngoài. Kể từ Pixel 3 trở đi, tất cả đều do Google tự thiết kế và chỉ được lắp ráp bởi đối tác (Foxconn).
Tuy giúp ích Google phát triển dòng Pixel, bản thân HTC đang lún sâu do mất đi nhiều bằng sáng chế, nhân viên sau thương vụ ấy.
Nest Labs
Nest Labs được 2 cựu nhân viên Apple thành lập năm 2010. Năm 2011, họ ra sản phẩm đầu tiên là bộ điều nhiệt Nest Learning Thermostat. 2 năm sau, Nest mới có sản phẩm thứ 2 là máy báo khói thông minh.
Bộ điều nhiệt là sản phẩm đầu tiên và cũng là thành công nhất của Nest. Ảnh: Google. |
Đến năm 2014, Nest chính thức thuộc về Google trong thương vụ thâu tóm trị giá 3,2 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Google hứa sẽ giữ Nest là thương hiệu độc lập, không dính dáng gì đến Google. Tuy nhiên việc hoạt động độc lập đã khiến Nest bị chỉ trích do văn hóa làm việc khắt khe, lãnh đạo bảo thủ, độc đoán. Trong 3 năm tại Google, Nest cũng không ra mắt được sản phẩm nào gây tiếng vang như trước đây.
Năm 2018, Google cho biết sẽ hợp nhất Nest vào mảng phần cứng. Động thái này tác động đến phần lớn nhân sự của Nest, gồm cả sự ra đi của CEO và giám đốc sản phẩm.
Vào đầu năm nay, Nest được sử dụng làm tên gọi cho dòng sản phẩm nhà thông minh của Google. Các sản phẩm như Google Home Hub được đổi tên thành Google Nest Hub, còn loa thông minh Google Home Mini thế hệ mới có tên là Google Nest Mini.
Dropcam
Rất nhanh sau khi mua lại Nest, Google lại "vung tiền" thâu tóm Dropcam - hãng sản xuất camera giám sát thông minh với giá 555 triệu USD.
Vào thời điểm mua lại, Dropcam chỉ có 2 sản phẩm: Dropcam và Dropcam Pro. Nest đã lấy thiết kế của chúng, tinh chỉnh vài thứ rồi ra mắt Nest Cam - được quảng cáo là bản nâng cấp của Dropcam Pro.
Sản phẩm camera giám sát thông minh của Dropcam. Ảnh: Android Authority. |
Google và Nest sau đó hợp nhất ứng dụng Dropcam vào Nest, thực chất là ứng dụng Dropcam nhưng được chỉnh sửa vài thứ.
Sau khi dành mọi thứ của Dropcam cho Nest, Google quyết định giải tán nhóm Dropcam. Greg Duffy, đồng sáng lập Dropcam đã hối hận khi bán công ty cho Google.
Cronologics
Có thể bạn chưa biết, Fitbit không phải công ty đầu tiên chuyên về thiết bị đeo được Google mua lại. Năm 2016, Google đã thâu tóm Cronologics - cũng tập trung phát triển smartwatch với số tiền không được tiết lộ.
CoWatch, chiếc smartwatch đầu tiên và cuối cùng củaCronologics. Ảnh: Android Authority. |
Vào lúc ấy, Cronologics chỉ có duy nhất một sản phẩm là CoWatch, chiếc smartwatch tích hợp Amazon Alexa giúp người dùng điều khiển đồng hồ bằng giọng nói. Giá của CoWatch vào thời điểm ấy là 279 USD.
Mục đích của Google khi mua lại Cronologics là muốn các nhân sự tập trung vào Android Wear - phiên bản Android tùy biến riêng cho smartwatch (sau này trở thành Wear OS). Trước khi bị Google mua lại, Cronologics đang phát triển hệ điều hành smartwatch của riêng họ dựa trên nền tảng Android mã nguồn mở.
Sau khi mua lại Cronologics, Google đã giải thể thương hiệu này.
Titan Aerospace
Đây là một trong những thương vụ thú vị nhất của Google. Thành lập năm 2011, mục tiêu của Titan Aerospace là phát triển máy bay không người lái, sử dụng năng lượng mặt trời có thể bay liên tục trong 5 năm.
Ý tưởng máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời của Titan Aerospace. Ảnh: Titan Aerospace. |
Trước Google, Facebook cũng muốn mua lại công ty này cho dự án cung cấp Internet tốc độ cao. Tuy nhiên, Google đã "đánh phủ đầu" và mua ngay Titan Aerospace trong năm 2014.
Sau khi mua lại, Google đặt Titan Aerospace dưới sự quản lý của bộ phận Google X và đổi tên thành Project Titan. Cũng như Facebook, Google muốn phát triển máy bay cung cấp Internet đến các khu vực sâu xa, khó tiếp cận Internet.
Tuy nhiên đến năm 2017, Google thông báo từ bỏ dự án, giải thể Project Titan để chuyển sang Project Loon, dự án với mục đích tương tự nhưng sử dụng khinh khí cầu thay vì máy bay.
Các công ty sản xuất robot
Năm 2013, Google đã mua lại 3 công ty sản xuất robot: Meka Robotics, Redwood Robotics và Boston Dynamics.
Các sản phẩm robot 2 chân, 4 chân của Boston Dynamics. Ảnh: Android Authority. |
Meka Robotics tập trung tạo ra các bộ phận robot với chức năng giống con người. Redwood Robotics là liên doanh với Meka, chuyên phát triển cánh tay robot gắn vào người. Cả 2 đều trở thành một phần của Google X và chưa có bất cứ dự án nổi bật nào.
Boston Dynamics có lẽ là cái tên nổi nhất khi tạo ra BigDog, robot 4 chân dành cho mục đích quân sự. Tuy nhiên đến năm 2017, Google bán Boston Dynamics cho công ty SoftBank của Nhật với giá không được tiết lộ.
Fitbit
Fitibt là cái tên mới nhất gia nhập mảng phần cứng của Google. Tuy chưa thể khẳng định mọi thứ, chúng ta có thể dự đoán số phận của Fitbit khi nhìn lại các thương vụ trước đây.
Versa, mẫu smartwatch thành công của Fitbit trước khi về tay Google. Ảnh: Android Authority. |
Theo dự đoán của Android Authority, Google có thể ra mắt smartwatch dưới thương hiệu Fitbit (hoặc Fitbit by Google) bởi nhiều người đã quen với cái tên này. Một thời gian sau, Google sẽ ra smartwatch mang thương hiệu riêng do đội ngũ Fitbit thiết kế, kết hợp các bằng sáng chế của Fossil mà Google mua lại hồi đầu năm.
Nếu mọi thứ đúng theo kế hoạch, Google sẽ giải thể nhóm Fitbit, đội ngũ Fitbit sau đó chuyển sang làm cho mảng phần cứng của Google.
Tóm lại, thương hiệu Fitbit sẽ không tồn tại được lâu, ít nhất là dựa trên lịch sử các thương vụ mua bán trước đó của Google.
Theo Zing
Google thâu tóm Fitbit, mạng xã hội Trung Quốc bị Mỹ điều tra
Mạng xã hội Trung Quốc bị Mỹ điều tra; Google thâu tóm Fitbit; Trung Quốc tuyên bố phát triển mạng 6G,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
上一篇:Thanh niên đi chợ, nấu cơm, mở gian hàng 0 đồng giúp dân ở Hà Tĩnh
下一篇:Diễn viên Hoàng Phúc khoe ảnh bên vợ kém 12 tuổi và 3 con
猜你喜欢
- Cô dâu Mỹ gây xôn xao với váy cưới làm từ giấy vệ sinh
- UFO bất ngờ xuất hiện trên trời đêm
- Sứ giả tiên phong dẫn dắt cộng đồng thương mại điện tử Châu Á
- Thủ thuật gõ bàn phím nhanh trên điện thoại iPhone hiệu quả bất ngờ
- Mất toi 13 triệu chỉ vì cạn bình xăng vẫn lái cố
- Một bác sĩ Bệnh viện 105 dương tính Covid
- Tin chuyển nhượng 31
- 'Không còn cảm giác 'buộc phải' tái cơ cấu'
- Kim Jong Un: Mỹ bí mật diệt tên lửa Triều Tiên như thế nào?