Thực hư việc học sinh Hà Nội bị “ép” không được thi vào lớp 10 công lập_kết quả ngoại hạng pháp
Xôn xao việc học sinh bị ''ép'' không được thi vào THPT công lập
Nhóm phụ huynh lớp 9A4,épkết quả ngoại hạng pháp Trường THCS Kim Giang cho biết kết thúc buổi họp phụ huynh cuối tuần qua, một số phụ huynh được giáo viên chủ nhiệm mời ở lại.
Theo một phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm tư vấn cho những người được mời ở lại khuyên con không nên thi vào lớp 10 công lập. Cô định hướng các học sinh này nên vào học tại một trường trung cấp vì học lực chưa tốt.
Tuy nhiên, nhóm phụ huynh không đồng ý. Họ cho rằng, đây không phải là tư vấn, thực chất là “ép” các em phải từ bỏ ước mơ thi vào THPT công lập. Phụ huynh bức xúc đánh giá việc làm này phản giáo dụcvì cô không động viên, thắp lên hy vọng cho các học sinh.
Về điều này, cô Lê Kim Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A4, Trường THCS Kim Giang, cho hay sau buổi họp, cô có mời 9 phụ huynh ở lại để bàn biện pháp giúp các con nâng điểm số trong kỳ thi tới vì lực học cũng như điểm thi thử chưa tốt.
“Tôi trao đổi với phụ huynh rằng tôi vẫn nhận đơn đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 công lập của các con. Nhưng hiện tôi cũng chưa biết các con có được tốt nghiệp THCS hay không vì các giáo viên vẫn đang nhập điểm để xét tốt nghiệp.
Tôi nói nếu như các con đủ điều kiện xét tốt nghiệp sẽ được thi vào lớp 10. Nếu chưa tốt nghiệp, sang năm, các con sẽ thi sau, cô vẫn nhận đơn để nộp lên Sở GD-ĐT. Nhưng trước mắt, dù các con có thi hay không thi, bố mẹ cũng sẽ cùng phối hợp với các cô để giúp cho các con học tốt hơn, đạt kết quả tốt nhất.
Nội dung câu chuyện chỉ như vậy, nhưng phụ huynh lại đang hiểu sai, hiểu lầm, nghĩ là tôi không cho thi. Nếu tôi không cho các con thi, sao tôi lại nhận đơn đăng ký dự thi lớp 10 của học sinh?”, cô Oanh nói.
Cô giáo chủ nhiệm cho biết thêm, trước đấy, cô cũng tư vấn cho một số em không nên thi, vì nếu thi, tỷ lệ đỗ của các em rất thấp. Cô giáo này cũng phân tích theo thông tư của Bộ GD-ĐT nên phân luồng cho các em đi đúng hướng sẽ phát triển bản thân tốt hơn.
Cô Oanh còn cho biết đã từng trao đổi với phụ huynh về việc các con nên làm gì sau khi tốt nghiệp cấp THCS. “Nhưng phụ huynh không đồng ý với phương án của tôi và vẫn viết đơn dự thi. Có thể phụ huynh bức xúc cho rằng cô không tôn trọng và đánh giá các con thấp quá”, cô Oanh nói.
'Ranh giới tư vấn, định hướng và ép buộc rất mong manh'
Trao đổi với báo chí, bà Phạm Xuân Oanh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang, cho biết chủ trương của Quận ủy, UBND quận cũng như Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân, không có chuyện "ép" học sinh không được thi vào lớp 10 công lập.
“Tất cả các cấp lãnh đạo đều rất tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh, phụ huynh. Quan điểm của nhà trường là các thầy cô giáo chủ nhiệm khối 9 có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh. Tôi không bao giờ ủng hộ việc các thầy cô “ép” học sinh không được đi thi. Nhà trường không đồng tình, ủng hộ và chỉ đạo việc đó”, vị hiệu trưởng nói.
Theo bà Oanh, nhiệm vụ của các giáo viên là tư vấn cho tất cả các đối tượng học sinh cần đăng ký nguyện vọng phù hợp với lực học của mình.
“Nhà trường và các thầy cô giáo không có quyền thay cha mẹ học sinh "ép" các con vào trường này hay trường kia. Tôi nhắc đi nhắc lại các thầy cô đó là “nhiệm vụ tư vấn”, còn quyền quyết định là của cha mẹ học sinh... Nhưng thực tế đội ngũ giáo viên không phải ai cũng có đủ sự tinh tế và khéo léo khi chuyển tải các nội dung đó, cho nên dẫn tới có thể cha mẹ học sinh hiểu sai vấn đề”, bà Oanh cho hay.
Bà Oanh cũng cho biết, kết quả thi vào THPT công lập không phải là tiêu chí để xếp thi đua hàng năm của trường. Bởi năm học kết thúc vào tháng 5, đầu tháng 6, học sinh mới thi vào lớp 10, lúc đó tất cả các tiêu chí thi đua đã xét xong.
“Trường nào cũng mong muốn các học sinh của mình đỗ cao, nhưng đó cũng chỉ là một trong các hoạt động về chuyên môn của nhà trường chứ không quá áp lực phải đặt ra để thi đua”, lãnh đạo này nói.
Theo bà Oanh, nhà trường sẽ có biện pháp xử lý với bất cứ thầy cô nào thực hiện không đúng với quan điểm chỉ đạo của trường.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay ngành GD-ĐT Hà Nội không đưa kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thành tiêu chí xếp loại thi đua đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, xác minh các sự việc được phản ánh. Theo ông Tiến, nếu phát hiện đơn vị, trường học nào để xảy ra vi phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập và dự thi của học sinh, Sở sẽ nghiêm khắc xử lý.
Ông Tiến cũng cho hay, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập trên thực tế rất mong manh. Do đó, nếu giáo viên ứng xử không khéo léo có thể khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm, dẫn đến sự việc đáng tiếc. Chúng ta cần xem xét ở từng tình huống cụ thể, xác minh từ nhiều phía.
“Vài năm trước, tại một vài trường cũng có hiện tượng giáo viên định hướng học sinh có học lực thấp nên lựa chọn đăng ký nguyện vọng lớp 10 ở các loại hình trường phù hợp với năng lực. Thực tế, có phụ huynh đã quyết định cho con học trường nghề hoặc trường tư thục ngay trước khi kỳ thi lớp 10 diễn ra, mặc dù trước đó đã viết đơn đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, cũng có trường hợp bị nhà trường ép buộc, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Đây là điều rất đáng tiếc”, ông Tiến nói.
Đối với từng sự việc cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các nhà trường xác minh, có hình thức xử lý với mục tiêu bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh.
Tại hội nghị hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-3024 diễn ra đầu tháng 4/2023, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã quán triệt tới tất cả các phòng GD-ĐT, các nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không tham dự kỳ thi lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó, các trường có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác tới tất cả học sinh về các quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 và định hướng phân luồng học sinh của thành phố Hà Nội để học sinh có lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc, bảo đảm quyền lợi.