游客发表
发帖时间:2025-01-15 03:27:42
Các đại biểu tưởng niệm tại Đền thờ Bình Nhâm trước khi vào tham dự hội thảo
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Tiết
Hội thảo lần này cũng là hoạt động kỷ niệm nhân 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Tiết (1909-2019),êmnhiềuđiềuthúvịvềngườicontrunghiếucủađấtBìnhNhâlịch thi đấu trực tiếp hôm nay người con ưu tú của làng Bình Nhâm, tổng Bình Chánh, quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc phường Bình Nhâm, TX.Thuận An, Bình Dương). Đồng chí Nguyễn Văn Tiết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một từ năm 1946-1948.
Nguyễn Văn Tiết là nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng. Tên của đồng chí cũng được lấy làm giải thưởng báo chí để trao tặng cho các tác phẩm báo chí chất lượng của Bình Dương. Cũng như giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ dành cho văn học nghệ thuật, giải thưởng Nguyễn Văn Tiết là niềm vinh dự, tự hào cho những người làm báo viết về Bình Dương hiện nay…
Nguyễn Văn Tiết là một trong những Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bình Dương. Nguyễn Văn Tiết được biết đến như một tấm gương của sự dũng cảm, gan dạ, có tầm nhìn xa, đặc biệt là tấm lòng sắt son vì nước, vì dân. Nguyễn Văn Tiết (còn gọi là Sáu Tiết) sinh năm 1909, tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An. Lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đã quyết tâm học để đổi đời. Sau khi tốt nghiệp tiểu học trường Cộng đồng Nam Châu Thành (nay là trường Tiểu học Nguyễn Du), Nguyễn Văn Tiết trở về làm thầy giáo trường làng.
Tháng 3-1926, đồng chí vận động học sinh TX.Thủ Dầu Một bãi khóa, kéo về Sài Gòn dự lễ tang cụ Phan Chu Trinh. Sau đó, đồng chí sớm gia nhập “Hội kín” yêu nước ở địa phương. Mùa xuân năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí đã hướng dẫn nông dân, thợ thủ công lò chén, lò đường, trại mộc làm đơn xin nhà cầm quyền Pháp giảm thuế, giảm tô, đòi tăng lương, cải thiện đời sống.
Tháng 8 -1930, Nguyễn Văn Tiết được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản xã Bình Nhâm. Trong lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga tại miếu Cây Đào xã Thuận Giao, đồng chí được chi bộ phân công phát biểu làm sáng tỏ niềm tin và ước mơ về một mùa xuân nhân loại đã xuất hiện bên trời Âu và kêu gọi nhân dân ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau cuộc mít tinh, đồng chí bị bắt và phải lãnh án 5 năm tù giam và 10 năm đày biệt xứ.
Giữa năm 1937, vừa thoát khỏi nhà tù, đồng chí được Thành ủy Sài Gòn - Gia Định phân công về cùng với đồng chí Văn Công Khai lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh Thủ Dầu Một. Chỉ sau một thời gian ngắn, đồng chí đã tổ chức nhiều “Công hội đỏ” ở Dầu Tiếng và “Nông hội đỏ” tại Lái Thiêu…
Năm 1946, đồng chí được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, thay đồng chí Văn Công Khai chuyên trách công tác chính quyền. Lúc ấy, đồng chí vừa là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, Chủ nhiệm Ủy ban tuyên truyền, Chủ nhiệm báo “Tiến Lên” của Đảng bộ tỉnh, Ủy viên chính trị, Ủy viên dân quân kiêm Tỉnh đội trưởng dân quân… Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta sắp bước vào giai đoạn phản công địch, ở tuổi 39, Nguyễn Văn Tiết đã ngã xuống trong một chuyến đi kiểm tra công tác tại Chiến khu Thuận An Hòa, ngày 19-4-1948. Đồng chí được UBND tỉnh công nhận là liệt sĩ, được tặng thưởng “Huy hiệu Nam bộ Kháng chiến” năm 1948, Huân chương Kháng chiến hạng nhất do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa truy tặng vào năm 1949…
Hiện tại, liệt sĩ Nguyễn Văn Tiết được thờ cùng 5 đảng viên tiền bối của Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Thủ Dầu Một tại đền Bình Nhâm, TX.Thuận An, Bình Dương. Người dân Bình Nhâm luôn tự hào về người con ưu tú này. Cùng với đồng chí Văn Công Khai và nhiều cán bộ cách mạng của Bình Dương, Nguyễn Văn Tiết được đặt tên đường, được đặt tên cho giải thưởng báo chí của tỉnh như một cách để tri ân đồng chí, ghi nhận những đóng góp của đồng chí dành cho báo chí tỉnh nhà xưa và nay.
Nhiều ý kiến đóng góp giá trị tại hội thảo
Hội thảo “Nguyễn Văn Tiết, Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một - Bài học về tấm gương cách mạng trong sáng, mẫu mực” cũng là dịp trình bày 20 tham luận về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của đồng chí. Các tác giả tham luận là tiến sĩ sử học, giáo viên, nhà báo, cán bộ tuyên giáo… càng làm rõ hơn, đầy đủ hơn tư liệu về Nguyễn Văn Tiết. Có thể kể đến các tham luận như: Nguyễn Văn Tiết - Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một - người con trung hiếu của đất Bình Nhâm, Thuận An (TS Nguyễn Văn Thủy), Bí thư Nguyễn Văn Tiết và hoạt động của tờ báo Tiến Lên (Văn Thị Thùy Trang), Hiện vật về đồng chí Nguyễn Văn Tiết lưu giữ tại Bảo tàng Bình Dương (Đoàn Kim Khanh - Nguyễn Thị Hằng Nga)…
Theo TS Huỳnh Ngọc Đáng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh, các ý kiến tham gia tại hội thảo đều rất quý báu, rất đáng trân trọng. Những ý kiến, đề xuất sẽ được nghiên cứu tính chính xác, đưa vào tư liệu sử dụng cho việc làm giàu hơn những bài viết về đồng chí Nguyễn Văn Tiết. Từ đó có tài liệu thống nhất, chính xác về đồng chí Nguyễn Văn Tiết phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương.
Các giáo viên dạy môn sử học tại các trường của TX.Thuận An, cho biết họ rất tự hào khi biết về tấm gương cách mạng kiên trung của đồng chí Nguyễn Văn Tiết và cũng thường lấy tư liệu để giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước cho học sinh. Đặc biệt, tại hội thảo, thầy giáo Dương Tô Quốc Thái, trường THPT TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) đã có bài tham luận “Nguyễn Văn Tiết, người cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng”. Theo thầy Thái, dù không phải là người Bình Dương nhưng qua nghiên cứu về cuộc đời của đồng chí Nguyễn Văn Tiết, thầy rất cảm phục, trân trọng và đã viết nên tham luận này.
Theo TS Trần Hạnh Minh Phương, trường Đại học Thủ Dầu Một trong tham luận “Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Văn Tiết qua lời kể của thư ký Ngô Văn Hòa” thì đồng chí là người khiêm tốn, hòa đồng. Nguyễn Văn Tiết hơn ông Hòa 15 tuổi nhưng với ông Hòa, Nguyễn Văn Tiết là “người thầy, người lãnh đạo mà ông Hòa tuyệt đối trung thành bởi ở đồng chí có nhiều tính cách đáng quý. Đồng chí là người có tài năng, tầm nhìn chiến lược, lập trường chính trị vững vàng, nghiêm khắc mà không khó khăn, kiên quyết mà không cứng nhắc, hòa nhã, khiêm tốn, giản dị, không có cuộc sống riêng tư vì đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cách mạng”.
Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Đỗ Thành Tâm, Bí thư Thị ủy Thuận An, cho rằng việc tổ chức hội thảo là việc làm hết sức ý nghĩa nhằm nhìn nhận, đánh giá lại đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Tiết cho lịch sử cách mạng ở địa phương. TX.Thuận An cũng đã đưa vào phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ tới là xây dựng Nhà lưu niệm Nguyễn Văn Tiết. Đây sẽ là nơi về nguồn ý nghĩa, giúp các thế hệ sau hiểu hơn về vùng đất và con người Bình Nhâm về TX.Thuận An.
Có một điều mới, rất đáng chú ý là tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Rớt, nguyên Bí thư Đảng bộ Bình Nhâm cho biết ông có hơn 30 năm công tác tại Bình Nhâm, năm nào cũng được người nhà của đồng chí Nguyễn Văn Tiết mời dự đám giỗ của ông. Đó là ngày 11-6 âm lịch hàng năm. Theo gia đình, nếu tính ngày Tây thì đồng chí hy sinh vào ngày 17-7-1948. Tuy nhiên, tài liệu lịch sử ghi ngày 19-4-1948. Khi đồng chí đang trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa, trên đường đi công tác chẳng may lọt vào ổ phục kích và hy sinh anh dũng tại ấp Bình Đức, xã Bình Hòa, quận Lái Thiêu khi mới 39 tuổi đời, 18 năm tuổi Đảng. Theo ông Rớt, cần có sự thay đổi như người nhà đồng chí Nguyễn Văn Tiết đã ghi lại để chính xác hơn.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接