Khoa học công nghệ: Cần sự minh bạch và cơ chế vượt trội để phát triển đột phá_tỷ số bóng đâ

时间:2025-01-21 02:40:43 来源:Fabet

Ngày 6/1,ọccôngnghệCầnsựminhbạchvàcơchếvượttrộiđểpháttriểnđộtphátỷ số bóng đâ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác 2020 và triển khai công tác năm 2021.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần minh bạch hơn nữa và có cơ chế đột phá để phát triển khoa học công nghệ

Theo báo cáo của Bộ KH&CN, trong năm 2020, đơn vị này đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Việt Nam đứng thứ 42 về chỉ số đổi mới sáng tạo

Năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Nước ta cũng được xem như một hình mẫu trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo đối với các nước đang phát triển.

Trong năm qua, Bộ KH&CN đã thẩm định và công bố 895 tiêu chuẩn Việt Nam, xử lý 68.971 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ cho 47.168 đối tượng sở hữu công nghiệp.

KH&CN hiện đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Các Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen,... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trong đại dịch Covid-19.

{keywords}
Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang làm chủ được quy trình công nghệ, từ đó giảm giá thành, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Ở lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,…

Với lĩnh vực y dược, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ KH&CN đã huy động các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai phân lập, nuôi cấy thành công virus, làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện virus SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đáng chú ý, vaccine Nanocovax giúp phòng ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện. Bộ KH&CN cũng đã tổng hợp trên 1.700 công bố khoa học quốc tế về dịch bệnh, nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm thành công Robot vận chuyển, Robot khử khuẩn sàn nhà trong khu cách ly.

Một thành tựu khác của ngành KH&CN Việt Nam năm 2020 là nghiên cứu thành công quy trình ghép chi thể từ người cho chết não, ghép ruột từ người cho sống, phẫu thuật tách cặp trẻ bị dính liền cơ thể.

Không khí đổi mới sáng tạo đang lan tỏa trong xã hội

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng thành tựu mà các nhà khoa học và cả ngành KH&CN Việt Nam đã đạt được trong năm 2020 cũng như cả nhiệm kỳ vừa qua.

Theo Phó Thủ tướng, ngành KH&CN Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa, trong đó nổi bật là việc 2 năm liên tiếp đứng ở vị trí thứ 42 thế giới về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam cũng được đánh giá cao khi đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Về khoa học xã hội, nhân văn, Bộ KH&CN đã tổ chức thực hiện nhiều dự án khoa học có ý nghĩa lâu dài như hoàn thành bản thảo 30 tập bộ Quốc sử Việt Nam, tổ chức biên soạn Địa chí Quốc gia Việt Nam (Quốc chí), Bách khoa toàn thư Việt Nam, Dự án Kinh điển phương Đông.

Về khoa học tự nhiên, trong nhiệm kỳ này, lần đầu tiên Việt Nam có 2 trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản về toán và lý của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam được UNESCO bảo trợ. Trên thế giới, tính đến năm 2017, chỉ có 98 trung tâm thuộc danh sách này.

{keywords}
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định sẽ có những hành động làm thay đổi mạnh mẽ ngành khoa học công nghệ

Về quốc phòng an ninh, Việt Nam hiện không chỉ làm chủ, cải tiến được các loại khí tài mà còn sản xuất được nhiều sản phẩm dùng trong thực tế.

Về hợp tác quốc tế, lần đầu tiên Việt Nam làm chủ tịch hội đồng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế. Đây là sự kiện hợp tác quốc tế về KHCN chưa từng có từ trước tới nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã làm rất tốt việc phổ biến tri thức khoa học công nghệ ra toàn xã hội, từ đó góp phần tạo nên không khí đổi mới sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân.

Phải có cơ chế vượt trội, minh bạch để phát triển khoa học công nghệ

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các doanh nghiệp đã dần trở thành chủ thể trong đổi mới khoa học công nghệ, điều này cho thấy năng lực khoa học công nghệ trong nước đã tăng trưởng rất nhiều.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, phải có cơ chế vượt trội cho khoa học công nghệ, trong đó bao gồm cả vấn đề về thuế và cơ chế hạch toán doanh nghiệp. Bộ KH&CN phải là nơi tập trung nghiên cứu các vấn đề này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý việc tạo cơ chế quản lý cho ngành khoa học công nghệ. Thực tế trong công tác quản lý khoa học tại Việt Nam vẫn còn tư tưởng chống thất thoát, không tin vào các nhà khoa học, chưa có suy nghĩ chấp nhận rủi ro. Để giải quyết điều này, không chỉ mình Bộ KH&CN mà tất cả đều phải đồng lòng lên tiếng.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngoài ra, để ngành khoa học và công nghệ phát triển, cần phải có cơ chế minh bạch và để cộng đồng tự giám sát. Phó Thủ tướng cho rằng, các trường đại học hiện nay đã tiến bộ nhưng chưa đủ.

“Cần phải công khai, minh bạch và coi trường đại học như một chủ thể nghiên cứu. Chỉ có như vậy các trường đại học mới có thể trở thành chủ thể tri thức và là nơi sáng tạo ra công nghệ. Bộ KH&CN phải phấn đấu là Bộ đi đầu trong minh bạch.”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Có một thực tế hiện nay là vai trò của lĩnh vực khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Tại nhiều địa phương, tiếng nói của Giám đốc Sở KH&CN còn rất yếu. Đây là những điểm mà Bộ KH&CN cần phải cải thiện trong những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng cũng giao cho Bộ KH&CN vai trò kết nối các ngành khoa học quản lý, khoa học xã hội, nhân văn và khoa học chính trị để tạo ra một chương trình tổng thể với định hướng lớn xuyên suốt từ trên xuống dưới.

Trước những chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết sẽ tiếp thu ý kiến và chỉ đạo việc tập trung nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đột phá cho lĩnh vực khoa học và công nghệ bằng những hành động cụ thể.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định sẽ tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động khoa học công nghệ và thúc đẩy các nghiên cứu về khoa học xã hội, quản lý, kinh tế, những lĩnh vực mà thời gian qua vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Trọng Đạt

10 sự kiện khoa học công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2020

10 sự kiện khoa học công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2020

Những sự kiện này là kết quả bình chọn của hơn 60 nhà báo viết về lĩnh vực khoa học công nghệ thuộc gần 25 cơ quan truyền thông đại chúng trên cả nước.

推荐内容