当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

Kinh doanh di động “ngày xưa”_kết quả bóng đá nữ pháp

"Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy"

Ông Đào Kim Đính,độngngàyxưkết quả bóng đá nữ pháp nguyên Giám đốc Công ty Viễn thông Hà Nội (ảnh trên, bên phải)nhớ lại, năm 1993, khi Bưu điện Hà Nội được giao nhiệm vụ xây dựng mạng di động đầu tiên, tiền thân của mạng MobiFone, thì cả máy điện thoại, cước thuê bao, cước hòa mạng và liên lạc đều ở mức cao ngất ngưởng. Chẳng hạn chiếc điện thoại Alcatel đầu tiên được nhập về theo hệ thống thiết bị tổng đài vừa to, vừa nặng và không có chức năng nhắn tin, nhưng được bán với giá 2.200 USD/chiếc.

Thời kỳ đầu mới kinh doanh dịch vụ di động, những khách hàng đầu tiên của Bưu điện Hà Nội phải trả cước hòa mạng là 200USD, cước thuê bao di động 20 USD/tháng và cước liên lạc là 8.000 đồng/phút. Khi đó, cả mạng chỉ có 7 trạm thu phát sóng tại Hà Nội. Đến năm 1996, Bưu điện Hà Nội tiếp tục được giao nhiệm vụ xây dựng mạng di động VinaPhone tại 7 tỉnh từ Quảng Bình trở ra, cước thuê bao di động đã được giảm xuống còn 250.000 đồng/tháng và cước hòa mạng còn 1,5 triệu đồng. Lúc này, cước dịch vụ thông tin di động của mạng này được chia làm 3 vùng với 3 mức cước 4.000 đồng/phút, 6.000 đồng/phút và 8.000 đồng/phút. Số trạm BTS lúc này cũng vẫn rất ít, chỉ có 13 trạm tại Hà Nội, các tỉnh khác chỉ 1-2 trạm.

Năm 1996, khi mạng VinaPhone chính thức cung cấp dịch vụ đã được khách hàng hồ hởi tiếp nhận với dải số 0913200xxx. Trong năm đó, riêng trên địa bàn Hà Nội đã phát triển được 3.000 thuê bao. Doanh thu trên mỗi thuê bao thời kỳ này khoảng 670.000 đồng/tháng. Những khách hàng đầu tiên sử dụng mạng VinaPhone thời đó chủ yếu là các quan chức, và một số "đại gia" lớn của Hà Nội. Thời kỳ đầu, do số trạm BTS quá ít, nên có những khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, nhưng không sử dụng được vì không có sóng. Vì vậy, Bưu điện Hà Nội đã chấp nhận nhận lại máy cho khách hàng và hoàn tiền đăng ký hoà mạng cho khách hàng rơi vào tình trạng này. Việc đăng ký thủ tục hòa mạng hồi đó rất phức tạp chứ không đơn giản như bây giờ. "Tôi nhớ hồi đó người nước ngoài muốn hòa mạng dịch vụ di động phải có cơ quan quản lý người nước ngoài của Việt Nam đứng ra bảo lãnh nên số lượng người dùng rất ít" - ông Đào Kim Đính kể lại.

分享到: