'Tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững'_lịch thi đấu indonesia

  发布时间:2025-01-13 10:53:47   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H 'Tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững'_lịch thi đấu indonesia。

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị kim Ngân phát biểu kết luận Phiên chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sau hai ngày rưỡi làm việc nghiêm túc,ạođộnglựckhíthếmớiđểđấtnướctiếptụcpháttriểnbềnvữlịch thi đấu indonesia trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, sáng 10/11, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề.

Bước đầu tổng kết, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với hoạt động giám sát của Quốc hội

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết trong các phiên chất vấn, tổng cộng đã có 121 lượt đại biểu Quốc hội chất vấn; 41 lượt đại biểu tranh luận.

Các thành viên Chính phủ, trong đó có ba Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành.

Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.

Với tính chất, phạm vi nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, có thể coi đây là bước đầu tổng kết, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với hoạt động giám sát của Quốc hội.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung được cử tri và nhân dân quan tâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

"Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chất vấn. Các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục. Tuy nhiên, cũng có vấn đề trả lời còn chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu, chưa làm rõ được trách nhiệm nên còn có ý kiến tranh luận, trao đổi lại," Chủ tịch Quốc hội đánh giá.

Qua phiên chất vấn cho thấy cơ bản việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiêm túc, chủ động triển khai thực hiện với nhiều giải pháp, biện pháp đồng bộ, quyết liệt; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện có hiệu quả các yêu cầu của Quốc hội, tạo sự chuyển biến, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng được giữ vững.

Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao đã được thực hiện đạt hoặc vượt yêu cầu. Kết quả đó được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, các báo cáo cũng cho thấy còn có nhiều nội dung, nhiều chỉ tiêu, yêu cầu chưa đạt, chưa giải quyết dứt điểm hoặc vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, do đó cần tiếp tục có giải pháp căn cơ để triển khai, khắc phục.

Có những vấn đề đã được Quốc hội yêu cầu nhiều lần, nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đạt kết quả đề ra.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế có cả khách quan và chủ quan, trong đó có tác động từ những bất cập trong chính sách pháp luật, từ vấn đề tổ chức thực hiện, vấn đề nguồn lực, nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.

Tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể

Ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, của các bộ, ngành trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện, hoàn thành các yêu cầu đã được Quốc hội đề ra, cũng như những giải pháp đã nêu tại phiên chất vấn của kỳ họp này.

Các giải pháp tập trung vào một số nhóm vấn đề cụ thể, trong đó có việc hoàn thiện thể chế pháp luật, nghiên cứu sớm trình Quốc hội ban hành các Luật để tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013; rà soát, trình Quốc hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; triển khai nghiêm túc, hiệu quả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm; rà soát, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất.

Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính, đổi mới nền công chức, công vụ cần được đẩy mạnh, song song với việc tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông, thực hiện dịch vụ công trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; xây dựng các nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung, tăng cường kết nối, liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu.

Cùng với triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, y tế cần được Chính phủ quan tâm đúng mức; có giải pháp đồng bộ để xử lý vấn đề biên chế của ngành giáo dục và y tế phù hợp với từng vùng, miền.

Chính phủ tăng cường hiệu quả, chất lượng đầu tư; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; tập trung nguồn lực, nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, bảo đảm quốc phòng, an ninh; huy động nguồn lực để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư nguồn lực cho công tác cứu hộ, cứu nạn và phòng, chống thiên tai; có giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách an toàn trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng của thiên tai.

Quốc hội đề nghị Chính phủ chấn chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn; rà soát, điều chỉnh, xử lý, thu hồi các “dự án treo”; rà soát việc thành lập các hãng hàng không, xã hội hóa cảng hàng không và hệ thống thu phí BOT; đưa vào vận hành các dự án giao thông trọng điểm tại các thành phố lớn và có tính chất liên vùng.

Trong các nhóm giải pháp, Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng; triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa; bảo tồn văn hóa truyền thống; đẩy mạnh du lịch nội địa an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19, có giải pháp phù hợp để bảo đảm du lịch phát triển bền vững sau đại dịch.

Đối với lĩnh vực giáo dục, các giải pháp được Quốc hội nêu ra gồm: Rà soát việc triển khai cơ chế tự chủ đối với các trường đại học; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng sách giáo khoa; giảm tải cho giáo viên và học sinh; sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc dạy văn hóa trong các trường nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên; triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; sắp xếp mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch...

Cùng với việc tích cực làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam cần khẩn trương đầu tư, nghiên cứu, sản xuất vaccine bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, chất lượng, an toàn; tham gia hiệu quả chương trình vắcxin của thế giới trong phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, quản lý, kiểm soát giá thuốc; tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là đánh giá tác động môi trường trong việc thực hiện các dự án kinh tế-xã hội; giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực bảo vệ phát triển rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng.

Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới và áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai tốt các giải pháp như tăng cường liên kết với doanh nghiệp và người làm nông nghiệp; thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia về giống vật nuôi, cây trồng đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với biến đổi khí hậu; kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hoàn thiện hệ thống hạ tầng nghề cá, hạ tầng thủy sản; cải thiện chất lượng các mặt hàng có thế mạnh, lợi thế; nâng cao năng suất sản xuất, tổ chức lại thị trường, chú trọng cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.

Chính phủ tiếp tục thực hiện công tác cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; nâng cao chất lượng, số lượng xử lý đơn giám đốc thẩm; có các giải pháp để xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân của cán bộ, công chức...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết căn cứ kết quả phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết đã ban hành, cùng các vấn đề nêu trên để dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp, làm cơ sở để Quốc hội khóa XV tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng diễn ra ở thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ, với tinh thần chung là “dân chủ-thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng,” phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp.

Kết quả của phiên chất vấn sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội, chuyển tải những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của nhiệm kỳ khóa XIV, tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong nhiệm kỳ tiếp theo./.

Theo TTXVN

相关文章

最新评论