Phát biểu tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng,ânlựcCNTTtrongcơquannhànướccứđủlôngđủcánhlàbayđtỷ số chengdu rongcheng ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục CNTT và Dữ liệu tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là chất lượng của đội ngũ cán bộ CNTT trong các cơ quan nhà nước. Nhiều nhân lực, cán bộ kỹ thuật chuyên trách về CNTT còn thiếu và yếu về chuyên môn. Nhiều đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa xác định đơn vị chuyên trách, đầu mối về ứng dụng CNTT và giao nhiệm vụ cụ thể.
Ông Hà cũng cho hay, khi tuyển dụng cán bộ CNTT vào để đào tạo, những cán bộ làm tốt thì chỉ dưới 5 năm khi đã vững về chuyên môn, có đủ lông đủ cánh là... bay đi”. Những người có chuyên môn tốt thì chỉ vào cơ quan nhà nước dưới 5 năm cơ bản là chuyển đi. Còn những người ở lại làm việc sau 5 năm thì khá nhiều trong số đó là “lông cánh mọc lâu hoặc không mọc được, hoặc đã rụng lông nên không chịu bay đi”.
Có những viên chức CNTT khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xét tuyển dụng công chức, chọn lên chọn xuống để xét tuyển những nhân lực có năng lực vào biên chế, xét tuyển xong rồi khi hỏi ý kiến thì họ lại từ chối không vào công chức. “Nhân lực CNTT là thách thức lớn nhất trong số các vướng mắc tồn tại khi triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước”, ông Hà nhấn mạnh.
Do đó, ông Lê Phú Hà đưa ra đề xuất, Bộ TT&TT cần xây dựng các cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện thu hút, sử dụng nhân lực phát triển, ứng dụng CNTT. Có các hướng dẫn, quy định về ngạch bậc của lĩnh vực CNTT và nâng ngạch theo chuyên môn nhằm khuyến khích, động viên cán bộ CNTT gắn bó với cơ quan nhà nước. Đồng thời, nhà nước cũng tạo điều kiện để cán bộ CNTT được cập nhật, đào tạo về kiến thức chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có điều kiện học hỏi, tiếp cận công nghệ ứng dụng, phát triển CNTT của các hãng, các nước tiên tiến.