您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Bỏ đại học đi xuất khẩu lao động: Sự lựa chọn tất yếu hay đớn đau?_soi kèo 88 正文

Bỏ đại học đi xuất khẩu lao động: Sự lựa chọn tất yếu hay đớn đau?_soi kèo 88

时间:2025-01-13 05:37:24 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Bỏ đại học đi xuất khẩu lao động: Sự lựa chọn tất yếu hay đớn đau?_soi kèo 88

Sinh ra từ miền Trung,ỏđạihọcđixuấtkhẩulaođộngSựlựachọntấtyếuhayđớnđsoi kèo 88 ngay từ bé, những đứa trẻ con nhà nghèo như chúng tôi đều được ba má răn dạy chỉ có học thật giỏi mới mong đổi thay số phận. Đất càng nghèo, chuyện học hành càng được chú trọng. 

Chuyện những gia đình nông dân phải nhịn ăn nhịn mặc, tằn tiện từng củ khoai, hạt lúa; từng lứa lợn, bầy gà nuôi con ăn lên ĐH luôn là niềm tự hào của vùng quê hiếu học miền Trung.

Chả thế mà vượt qua những suy nghĩ về cách sống tiết kiệm của người nghèo, “ăn cá gỗ” đã trở thành câu chuyện tự hào về vùng đất của những chàng trai luôn lấy chữ nghĩa lập thân. Dù là ông đồ Nghệ “dài lưng tốn vải” ngày xưa, hay những giáo sư, tiến sĩ thành danh ngày nay, học hành và sự đỗ đạt đã là lẽ sống. 

Trên đường thiên lý Bắc Nam, ai đã từng đi qua miền Trung ba, bốn mươi năm trước đều không khỏi bồi hồi về những làng quê xác xơ hai mùa mưa nắng! Rồi lại ngắm nhìn miền Trung, nhất là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… chừng mươi, mười lăm năm trở lại đây, đều không khỏi ngạc nhiên trầm trồ về bức tranh làng quê giàu có với lớp lớp nhà tầng khang trang, đường làng ngõ xóm phong quang, phần lớn là nhờ nguồn tiền của những người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) gửi về. 

Không phải người nào học giỏi, đỗ đạt cao cũng thành công và biết kiếm tiền. Nhưng người thành công chắc chắn không ai kém cỏi dù là giỏi bằng việc cần cù lao động. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” ông bà ta nói không sai! 

Những chàng trai, cô gái xứ Nghệ bây giờ đã biết dệt ước mơ bằng sức lao động, sự cần cù, chịu thương, chịu khó ở xứ người. XKLĐ đã, đang và sẽ làm đổi thay bộ mặt những vùng quê nghèo ở miền Trung và nhiều tỉnh thành khác, đây đó đã có cả cán bộ xã xin nghỉ việc đi XKLĐ đó thôi!   

Sinh viên Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tham quan một gian hàng tại ngày hội việc làm. Ảnh: Bảo Khánh

Đỗ ĐH để được làm sinh viên vốn là ước mơ của đại đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THPTnhưng chỉ lấy ĐH làm con đường duy nhất để vào đời chưa chắc là điều hay. Cách nghĩ bao đời đó đã khiến cung cầu lao động mất cân đối, đất nước thừa thầy thiếu thợ, nền kinh tế thiếu lao động kỹ thuật, lao động tay nghề cao. Căn bệnh sính bằng cấp với bao hệ lụy kêu mãi nhiều năm qua vẫn chưa thể giải quyết.

Thực tế cuộc sống đã khiến nhiều sinh viên phải giấu bằng ĐH đi xin việc làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, giải quyết nhu cầu cuộc sống trước mắt. Ai cũng hiểu, đa phần trong số đó là những tấm bằng học cho bố mẹ vui lòng, học bằng bạn bằng bè!    

Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm, hoặc phải làm việc trái chuyên môn, thu nhập thấp là nguyên nhân khiến nhiều gia đình hướng con em mình ra nước ngoài lao động kiếm tiền, thay vì phải mất 4-5 năm học ĐH. Trong đó, có nhiều học sinh giỏi, thậm chí đã trúng tuyển những trường ĐH danh giá vẫn quyết định rẽ ngang.  

Chỉ cần bằng IELTS 5.5 tiếng Anh, hoặc bập bẹ vài tháng tiếng Nhật là có thể nộp đơn ra nước ngoài lao động dưới mác du học nghề. Tốt nghiệp THPT, đi XKLĐ là một chọn lựa của lớp trẻ. Nhưng xã hội sẽ ra sao nếu người giỏi không tiếp tục học tập, nghiên cứu và khẳng định bản thân ở các bậc học cao hơn? Đất nước sẽ ra sao nếu nguồn nhân lực hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ lao động phổ thông được cấp bằng “XKLĐ” mà không phải những công nhân bậc cao nhờ được đào tạo bài bản qua các trường nghề?

Tôi từng gặp những ông bố, bà mẹ nghèo đưa con đang học lớp 11, 12 từ quê lúa Thái Bình, Nam Định, từ Quảng Nam, Hà Tĩnh… ra Hà Nội tìm đến các trung tâm du học để làm thủ tục cho con ra nước ngoài lao động dưới mác du học nghề. Nhưng các em sẽ du học gì với vốn kiến thức chưa đến đầu đến đũa như vậy và trước mắt là trách nhiệm với món nợ hàng trăm triệu đồng gia đình đã vay mượn?

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nhưng một khi những học sinh giỏi, học sinh đã trúng tuyển ĐH vẫn chọn con đường đi lao động kiếm tiền là một nguy cơ cho nền kinh tế trí thức, nhất là trong bối cảnh đất nước đang mạnh mẽ tiến vào cuộc cách mạng 4.0, với sự đổi thay nhanh chóng của khoa học công nghệ. Điều ấy còn cho thấy sự bất ổn trong định hướng phát triển của nền giáo dụcvà các chính sách an sinh, lao động việc làm của đất nước. 

Phải làm sao để đất nước có được lực lượng lao động trẻ có tri thức, khoa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, để họ có thể được lao động, cống hiến và có thu nhập xứng đáng ngay trên đất nước mình, chứ không phải chọn cách đi làm thuê ở xứ người chỉ vì thu nhập cao hơn. 

Chúng ta phải phân luồng, định hướng nghề nghiệp để học sinh chọn đúng con đường lập thân lập nghiệp, lao động sáng tạo, đóng góp tri thức cho cuộc sống, vì sự phát triển bền vững của đất nước chứ không phải hướng tất cả người trẻ đổ xô đi kiếm tiền bằng mọi giá. 

Ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An: Hằng năm, ở Nghệ An có khoảng 50% các em chọn học CĐ-ĐH, còn lại chọn học nghề, du học nghề, XKLĐ... Tôi nghĩ đây là một xu hướng tất yếu. Con đường lập nghiệp của các em không phải chỉ có vào ĐH.

Khi các trường nghề, cao đẳng, đại học… vào tư vấn tuyển sinh, các trường học phải làm một cách bài bản, tránh trường hợp một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không có năng lực và đủ cơ sở pháp lý vào tư vấn đăng ký tuyển sinh, học nghề, du học nước ngoài theo kiểu "đem con bỏ chợ”. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần sâu sát, tư vấn, định hướng cho các em lựa chọn con đường nghề nghiệp cho tương lai.

 Việt Hòa

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh: Nhiều năm qua, chủ trương của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh là khuyến khích phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, phù hợp với năng lực từng học sinh. Đối với những học sinh có năng lực, định hướng cho các em vào ĐH, còn những học sinh có năng lực học tập trung bình hướng các em đi học nghề. Khi có tay nghề, các em dễ tìm việc làm hoặc đi XKLĐ.

Đậu Tình

Thầy Nguyễn Tuấn Dũng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Hà Tĩnh):Đi XKLĐ đưa lại thu nhập cao trong khi học ĐH chưa chắc xin được việc làm nên thực tế hiện nay, không chỉ phụ huynh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà con em nhiều gia đình khá giả cũng chọn con đường XKLĐ là nơi khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.

Hàng năm, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ định hướng học sinh vào ĐH hoặc nghề nghiệp theo từng học lực của các em, nhưng quan trọng vẫn chọn lựa của học sinh và phụ huynh. Hiện nay, theo xu thế, học sinh giỏi xuất sắc vẫn theo vào các trường ĐH top đầu, còn học khá giỏi nhiều em hướng không chọn lựa vào các trường ĐH tràn lan như trước mà thay vào đó các đi du học nghề hoặc XKLĐ.

Đậu Tình

Vân Thiêng

Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời

Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời

Không ít em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học. Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.