“Bội thực” vì quảng cáo qua tin nhắn
Vài tháng trở lại đây,ắnOTTquảngcáocờbạcphiphápđangquấyrốingườidùngdiđộkết quả bóng đá a rập xê út hôm nay người dùng di động liên tục bị làm phiền bởi các tin nhắn từ những số máy lạ. Đặc điểm chung của các tin nhắn này là chúng được gửi tới theo dạng ứng dụng OTT (Over The Top app) thay vì phương thức nhắn tin SMS thông thường, với nội dung là những thông tin liên quan đến quảng cáo.
Ghi nhận của Pv VietNamNet cho thấy, nạn nhân của những tin nhắn này là người sử dụng các ứng dụng nhắn tin OTT như Zalo, iMessage, Viber... Với sự phổ biến của tính năng iMessage, người dùng iPhone là nạn nhân được nhắm tới nhiều nhất của các tin nhắn lạ.
Người dùng di động “bội thực” vì quảng cáo qua tin nhắn. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo chị Hà Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội), khoảng 2 tuần trở lại đây, chị liên tục nhận hàng chục tin nhắn quảng cáo dịch vụ đánh bạc đi kèm ảnh minh họa cùng đường link truy cập. Các tin nhắn này thường được gửi theo dạng nhóm 3 người trên tính năng iMessage của iPhone.
“Nhìn vào danh sách thành viên trong nhóm, tôi thấy đây đều là những số máy lạ, không hề có trong danh bạ. Do không rõ nguồn gốc, tôi phải xóa ngay vì sợ ấn nhầm vào đường link chứa mã độc”, chị Khánh chia sẻ.
Không chỉ chị Khánh, nhiều người dùng di động khác cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Ngoài quảng cáo cá độ trực tuyến, các nội dung thường gặp còn có hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm, rao bán nhà đất, mở tài khoản ngân hàng...
Do được gửi tới với mật độ thường xuyên, bất kể giờ giấc, sự xuất hiện của các tin nhắn này khiến người dùng không khỏi có cảm giác khó chịu. Chính vì vậy, không ít câu hỏi đã được đặt ra về những chế tài để xử lý tình trạng tin nhắn quảng cáo tràn ngập như trên.
Quảng cáo bằng tin nhắn qua mạng, có thể phạt tới 100 triệu đồng
Về bản chất, do được gửi đến mà không có sự đồng ý trước đó của người sử dụng, những tin nhắn quảng cáo dạng này đều được xếp chung vào dạng tin nhắn rác. Cùng với cuộc gọi rác và thư rác, đây đều là các loại rác viễn thông, theo quan điểm của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT).
Bộ TT&TT đang rất tích cực trong việc giải quyết vấn đề rác viễn thông. Trong ảnh là tin nhắn ghi nhận phản ánh của người dân sau một cuộc gọi bị nhà mạng nghi ngờ là cuộc gọi rác. Ảnh: Trọng Đạt |
Điểm khó trong việc giải quyết loại hình tin nhắn này nằm ở chỗ, chúng đều được gửi đi dưới dạng tin nhắn data. Chính vì vậy, các nhà mạng sẽ không dễ để có thể sàng lọc, xử lý như với các tin nhắn dạng SMS truyền thống.
Đối với vấn đề về tin nhắn rác mà người dùng đang gặp phải, các cơ quan chức năng thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận và đang tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, đại diện một đơn vị chức băng thuộc Bộ TT&TT cho biết, đối với các tin nhắn rác trên nền OTT, đơn vị này sẽ sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT&TT để có hướng xử lý đối với một số tình huống cụ thể.
Chiểu theo các chế tài hiện có, người phát tán tin nhắn rác thông qua ứng dụng OTT có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Theo đó, nếu quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận, người vi phạm có thể bị xử lý với số tiền phạt từ 80 - 100 triệu đồng.
Nghị định 15/2020 cũng quy định rõ số tiền xử phạt đối với từng mức vi phạm như cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng máy chủ không đặt tại Việt Nam là từ 50-70 triệu đồng, không có tên miền quốc gia “.vn” là từ 10-20 triệu đồng, còn cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Internet khi chưa được cấp mã số quản lý là từ 20-30 triệu đồng.
Trọng Đạt
Viettel, MobiFone và VinaPhone đều khẳng định, Nghị định số 91 về chống thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác vừa ban hành sẽ giải quyết được vấn nạn đang gây bức xúc cho khách hàng hiện nay.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)