Tổng thống Donald Trump đang hăm hở tăng cường siêu tàu sân bay đắt tiền cho Hải quân Mỹ,àngloạtđiểmyếuchếtngườicủatàusânbayđượcôngTrumpưuákết quả bóng đá nữ canada tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng những chiếc hàng không mẫu hạm này quá dễ bị đối thủ tấn công và cho nằm lại đáy biển. Bổ sung tàu sân bay đắt tiền cho Hải quân Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/3 đã lựa chọn tàu sân bay mới nhất của nước này USS Gerald R. Ford làm địa điểm công bố kế hoạch tăng cường chi tiêu quốc phòng. Ông Trump cam kết thế hệ tàu sân bay lớp Ford, những chiến hạm đắt đỏ nhất hiện nay của Mỹ, sẽ duy trì vai trò trung tâm trong sức mạnh của Washington trên biển. Ông Trump gửi trọn niềm tin đồng thời quả quyết rằng các tàu sân bay mới có tầm vóc khổng lồ và được xây dựng vững chãi đến mức có thể “miễn dịch” với mọi cuộc tấn công. Tân Tổng thống Mỹ đồng thời tiết lộ kế hoạch tăng số lượng tàu sân bay của Mỹ từ 10 lên 12 chiếc và sẽ giảm chi phí đóng các “siêu hạm”. Tính tới thời điểm hiện nay, Mỹ là quốc gia duy nhất đặt căn cứ hải quân chiến lược trên tàu sân bay. Hạm đội của Mỹ gồm 10 tàu sân bay trên biển, lớn gấp 10 lần Nga và Trung Quốc - những quốc gia chỉ có duy nhất một hàng không mẫu hạm hoạt động. Ngoài ra, ông Trump còn thông báo sẽ tăng số lượng tàu chiến của Hải quân nước này từ 277 lên 350 chiếc. Được biết giá trị của mỗi tàu sân bay lớp Ford là 10,5 tỉ USD - tương đương 20% khoản tăng ngân sách quốc phòng trong năm tới mà ông Trump đề xuất là 54 tỉ USD. Theo Reuters, kế hoạch của ông Trump được coi là bằng chứng cho thấy Mỹ nhận ra rằng các đối thủ tiềm tàng của mình đã chế tạo được vũ khí chống hạm mới có khả năng phá hủy hầu hết các hạm đội tàu chiến đắt đỏ của Lầu Năm Góc. Nhà phân tích quân sự kiêm giáo sư tại Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc), ông Roger Thompson nhận định lượng vũ khí chống hạm được phát triển trong những năm gần đây bởi Nga, Trung Quốc và Iran đang khiến các tàu sân bay Mỹ phải lo canh cánh. Những vũ khí mới như tên lửa Đông Phong của Trung Quốc có tầm bắn tới 1.770km và tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Bên cạnh đó, một số tàu ngầm của Nga và Trung Quốc còn có thể phóng tên lửa hành trình rất chính xác từ khoảng cách xa, được dự báo có khả năng gây bất ngờ lớn. Nga, Iran, Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác cũng sở hữu những ngư lôi có thể hình thành các bong bóng không khí ở phía trước, tạo điều kiện để chúng di chuyển với vận tốc hàng trăm km trên giờ. Đã xuất hiện nhiều chỉ trích cho rằng Washington đã dành quá nhiều ngân sách quốc phòng cho những tàu chiến đắt đỏ và yếu ớt. Tại một hội nghị hải quân năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó Robert Gates đã đặt câu hỏi về việc đầu tư quá nhiều vào những con tàu có thể chìm. Ông Gates cho rằng một tàu sân bay lớp Ford cùng "đoàn tùy tùng" là các chiến đấu cơ đi kèm sẽ đồng nghĩa với 15 đến 20 tỉ USD đang gặp nguy cơ tiềm tàng. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump không tiết lộ phương thức ông sẽ thực hiện để đưa số lượng tàu sân bay lên 12 chiếc nhưng khẳng định các mẫu hạm hàng không lớp Ford sẽ không hề dễ bị tấn công bởi chúng đại diện cho trí tuệ của nước Mỹ. Chi phí cho tàu sân bay tăng mạnh bởi nó không di chuyển đơn lẻ mà được hộ tống bởi nhiều tàu chiến, tàu khu trục, tàu tuần dương, ít nhất một tàu ngầm và các trực thăng dò tìm tàu ngầm của kẻ địch. Khi ở gần bờ, tàu sân bay cũng được bảo vệ bởi chiến đấu cơ P-8 Poseidon có nhiệm vụ tìm và diệt tàu ngầm đối phương. Khi hàng không mẫu hạm là điểm yếu Trong cuộc tập trận ngoài khơi Florida năm 2015, một tàu ngầm hạt nhân cỡ nhỏ của Pháp có tên Saphir đã xuyên thủng được các vòng phòng thủ và “đánh đắm” tàu sân bay Theodore Roosevelt cùng một nửa số tàu hộ tống. Trong những cuộc tập trận khác, ngay cả những tàu ngầm điện diesel phong cách cũ cũng có thể đánh hạ các tàu sân bay Mỹ. Theo dữ liệu từ truyền thông và hải quân nhiều nước, kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tàu sân bay Mỹ và Anh đã bị “đánh chìm” ít nhất 14 lần trong các cuộc tập trận. Con số chính xác vẫn là ẩn số bởi các báo cáo về kết quả tập trận của Hải quân Mỹ luôn được giữ kín. Đối với các chỉ huy tàu thì vũ khí nguy hiểm nhất lại có tuổi đời đến 150 năm tuổi. Chỉ một ngư lôi bình thường trước đây cũng có thể khiến tàu sân bay nằm xuống đáy biển. Nhưng hầu hết các ngư lôi hiện đại lại không nhắm đến tấn công tàu trực diện mà thay vào đó được thiết kế để phát nổ ở phía dưới từ đó tạo các bong bóng không khí đẩy con tàu lên không và phá hủy thân tàu. Một sát thủ khác của hàng không mẫu hạm là tàu ngầm. Tàu ngầm động cơ diesel điện thường nhỏ, yên lặng và khó phát hiện hơn tàu ngầm hạt nhân. Nhiều nước trên thế giới đang chủ chương đóng loại tàu ngầm này. Hiện nay Trung Quốc có 83 tàu ngầm động cơ điện diesel điện trong khi Nga là 19. Về phần "con cưng" của ông Trump - tàu sân bay lớp Ford, tuy đã được ra mắt từ hơn 3 năm trước nhưng Hải quân vẫn chần chừ chưa đưa con tàu này vào hoạt động bởi nó mắc một số lỗi nghiêm trọng. Một vài chi tiết trong hệ thống hiện đại của tàu sân bay lớp Ford vẫn chưa được hoàn thiện, bao gồm cả những bộ phận cơ bản như “đai hãm” giúp các chiến đấu cơ dừng và hạ cánh trên tàu. Lực lượng Hải quân cho biết tàu sân bay lớp Ford sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, tuy nhiên ,các chỉ trích vẫn không ngừng lại. Nhiều quan chức quân đội Mỹ phàn nàn rằng chỉ riêng USS Gerald R. Ford đã ngốn nhiều tỉ USD và đã chậm tiến độ 3 năm. Trong khi đó, tàu sân bay lớp Ford thứ hai có tên John F. Kennedy chậm tiến độ tới 5 năm. Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John Mccain trong một tuyên bố tháng 7 vừa qua đã nhấn mạnh về chi phí đã vượt đồng thời phê phán rằng hàng loạt các hệ thống vẫn chưa được sửa chữa. Trong khi đó, Bộ trưởng Hải quân Mỹ mới từ chức trong tháng 1, ông Ray Mabus chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng USS Gerald R. Ford là hình mẫu điển hình của việc “làm thế nào để không đóng một con tàu”. Nhưng Hải quân Mỹ lại cho rằng mặc dù ngày càng đối mặt với nhiều mối đe dọa thì các tàu sân bay vẫn có thể sống sót với tính năng động và linh hoạt. Lực lượng này hy vọng rằng các tàu sân bay sẽ giúp Mỹ triển khai nhanh chóng không lực tới những địa điểm khó tiếp cận. Điều được nhắc đến là Trung Quốc đã thiết lập ra các vùng hải phận được đặt vũ khí chống hạm luôn sẵn sàng. Nhưng quan chức Hải quân Mỹ nhận định rằng các tàu sân bay có khả năng vào cùng hải phận này một cách an toàn và đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định Tổng thống Mỹ sẽ cân nhắc kỹ khi cử một con tàu đắt như vậy với khoảng 5.500 thủy thủ đến một nơi nguy hiểm. Có một điểm chung mà cả những người ủng hộ và người phản đối tàu sân bay đều cùng đồng ý. Đó là có một lỗi nghiêm trọng với những tàu sân bay hiện tại của Mỹ: các máy bay tiêm kích. Hiện nay phần lớn tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ đều hoạt động trong tầm ngắn, ví dụ như chiếc tiêm kích trên hạm F-18 Hornet đôi khi đóng vai trò "kẻ đứng ngoài" trong một số cuộc xung đột điển hình. Để đảm bảo an toàn, các tàu sân bay cần ở vị trí cách đối thủ khoảng 2.300km (ngoài tầm tên lửa Đông Phong). Trong khi đó, những chiếc F-18 có tầm hoạt động khoảng 740km với đủ nguyên liệu để có thể quay lại. Do vậy, F-18 sẽ phải tiếp liệu ở trên không nhiều lần nếu muốn bay đến mục tiêu ở xa. Điều này dẫn đến hậu quả là các tàu sân bay không hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa sức mạnh hàng không tới vùng chiến sự. F-18 dự kiến được thay thế vào năm 2020 bởi F-35C Lightning II, nhưng những chiến đấu cơ này cũng chỉ có tầm hoạt động trong phạm vi 1.202km. Theo Reuters/Baotintuc |