Đơn giản mà hiệu quả
Đã từ lâu,ệtkỳvọnggặtháinhưty so vietnam khi nhắc tới game online, người ta thường nói tới đồ họa phải chất, gameplay phải hardcore, đó mới là đặc điểm có thể thu hút game thủ. Những tựa minigame với lối chơi đơn giản hầu như ít được các NPH để mắt tới, đầu tư, truyền thông rộng rãi. Có lẽ chỉ đến khi Flappy Bird nổi lên như một hiện tượng, với doanh thu quảng cáo in-apps lên tới hơn 1 tỷ đồng/ngày, người ta mới có thể thấy được sức mạnh ghê gớm từ các minigame này.
Nhìn lại về những tựa minigame đình đám cả trên máy tính và di động như Mario, Bắn vịt, Pikachu, Bắn Gà (trên máy tính), Kim Cương, Fruit Ninja (trên mobile)… có thể nhận ra rằng: game chơi đơn giản, nhưng một khi đã dính vào, thì khó có thể dứt ra. Song một số vấn đề về lợi nhuận, cái bóng quá lớn của những minigame kinh điển, cũng có thể là sự đánh giá khi đầu tư, mà hầu như ít có NPH nào ở Việt Nam mạnh dạn đầu tư về sản xuất, truyền thông.
Các tựa minigame flash, game mobile Việt chỉ mới dừng ở tự phát đưa lên các cổng game, các chợ apps,…và hầu như không có sự đầu tư nhiều về tính năng, truyền thông. Và có lẽ chính vì thế mà đã khá lâu, game thủ chưa có một món ăn minigame nào mới, sau các tựa game đình đám một thời. Minigame nói không ngoa, vẫn bị đánh giá thấp và ít NPH mặn mà đầu tư. Việc phát triển các ứng dụng minigame hầu như chỉ với mục đích “cho vui”, “thử nghiệm” hơn là cái nhìn phát triển nghiêm túc.
Cần một người dẫn đầu
Sau hiện tượng Flappy Bird, câu hỏi đưa ra:”Liệu có nên đầu tư vào các minigame? Liệu sẽ có một NPH nào đó đứng ra tiên phong?”. Có thể nói sau Flappy Bird, các tựa game ăn theo cũng khá nhiều, không kể những tựa game đơn giản mới như 2048, Freaking Math cũng được ra đời và thách thức vượt qua Flappy Bird, nhưng hầu hết các NPH Việt vẫn đang “làm ngơ” hoặc e dè với hướng đầu tư vào minigame.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)