- Trong 1 tuần nghỉ Tết,ứckhỏengườicấpcứudoăntiếtcanhTếttửzamalek vs BV Bệnh nhiệt đới TƯ tiếp nhận 3 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn do ăn tiết canh lợn.
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới cho biết, trường hợp nặng nhất là nam bệnh nhân 60 tuổi ở Nam Định, nhập viện mùng 2 Tết.
Bệnh nhân ăn tiết canh lợn ngày 30 Tết, 2 ngày sau bị tiêu chảy, sốt cao, trên người có nhiều nốt xuất huyết hoại tử, được chuyển từ từ BV Đa khoa tỉnh Nam Định lên BV Bệnh nhiệt đới.
Khi đó tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch do bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Dù được dùng kháng sinh, thở máy, lọc máu tích cực... nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Hai trường hợp còn lại đều gần 40 tuổi ở Bắc Ninh và Ninh Bình, ăn tiết canh trước Tết.
Một bệnh nhân xuất hiện nhiều vết hoại tử trên da do nhiễm liên cầu lợn |
Cả 2 nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, được chẩn đoán viêm màng não mủ do liên cầu khuẩn. Cả 2 vẫn đang nằm được điều trị tích cực tại BV.
Liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng nhưng hay gặp nhất là viêm màng não mủ và sốc nhiễm khuẩn, với tỷ lệ tử vong cao nếu bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm não. Bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình điều trị hàng tháng ròng, chi phí lên tới hàng trăm triệu. Nếu chữa khỏi, 40% sẽ để lại di chứng nặng nề.
BS Cấp cho biết, khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cũng có biểu hiện tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, bệnh nhân sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Liên cầu lợn không tạo ra miễn dịch vĩnh viễn, những trường hợp mắc rồi vẫn có thể mắc lại.
Theo thống kê, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn là do ăn tiết canh. 30% còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh...
Luôn có 1 tỉ lệ lợn mang vi khuẩn liên cầu nên nhìn bằng mắt thường, lợn khoẻ cũng có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu.
Loại vi khuẩn này thường cư trú ở xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Vi khuẩn này sống được 10 phút trong nhiệt độ 60 độ C, sống được 24 giờ trong nhiệt độ 25 độ C và 8 ngày trong phân, do đó nếu tay chân xước xát trong quá trình chế biến, tiếp xúc có thể lây bệnh.
Thúy Hạnh