游客发表

“Khi Tổ quốc cần chúng mình biết hy sinh… ”_kết quả bóng đá tối qua và sáng nay

发帖时间:2025-01-12 05:58:15

Tôi xin mượn câu thơ trên để mở đầu cho bài viết kể về những tấm gương kiên trung dưới đây. Họ là những con người đã đi qua cuộc chiến đầy khốc liệt,ổquốccầnchúngmìnhbiếkết quả bóng đá tối qua và sáng nay hết giặc lại về sống một cuộc đời giản dị cùng con cháu. Thế nhưng, đằng sau cuộc sống thanh bình hôm nay, khi trò chuyện, tôi đã cảm nhận được những hy sinh mất mát vô cùng lớn lao của họ. Một câu chuyện rất đỗi hào hùng bất khuất và đẫm nước mắt thời chiến tranh…

Nhân vật trong bài viết này là vợ chồng cựu chiến binh Trần Minh Sáng và bà Nguyễn Thị Nga, nhà ở ấp Phú Thứ, xã Phú An, TX.Bến Cát. Hai ông bà đến với nhau trong những ngày chiến tranh đạn lửa giày xéo quê hương. Mối tình thời chiến bao giờ cũng đẹp, trong sáng như pha lê và mãi mãi thủy chung. Ở hai người có một điểm chung là đều dâng hiến tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc với những vinh quang và đau thương cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi.

Bà Nga sinh ra trong một gia đình nông dân yêu nước ở xã Tân Định. Ba má bà sinh được 7 người con thì có 4 người xung phong lên đường theo tiếng gọi của non sông, trong đó một người anh tên là Nguyễn Văn Của và hai người em trai vào bộ đội chiến đấu, riêng bà ở nhà hoạt động bí mật. Sau cuộc chiến, chỉ một mình bà trở về còn ba người anh, em trai đã mãi mãi nằm xuống trên mảnh đất quê hương Sông Bé anh hùng.

Vợ chồng ông Sáng, bà Nga với phóng viên Báo Bình Dương tại căn nhà riêng của ông bà ở xã Phú An, TX.Bến Cát. Ảnh: VĂN HOÀN

Bà kể lại, năm 1966, khi quân ta nổ súng tấn công địch ở Bông Trang - Nhà Đỏ và giành chiến thắng vang dội thì buổi chiều hôm đó, ba má bà nhận được tin người anh trai Nguyễn Văn Của đã anh dũng ngã xuống. Niềm vui chiến thắng của cách mạng và nỗi đau gia đình đan xen vào nhau. Má bà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, động viên anh em bà đứng lên kiên cường đấu tranh. Thế rồi, một nỗi đau nữa lại ập tới. Chỉ sau mấy tháng người anh trai ngã xuống, trong một buổi sáng hai người em trai của bà Nga đã hy sinh cùng một lúc trong một trận đánh ác liệt. Bà xúc động: “Lúc nhận được tin hai người em trai của tôi hy sinh, má tôi ngất xỉu, thế là chỉ trong vòng tám tháng mười ngày, ba người anh em của tôi đã ngã xuống. Suốt ngày má tôi chẳng ăn uống gì, cứ đi lang thang gọi tên các con khắp đầu đường cuối xóm. Riêng ba tôi thì bị địch bắt bỏ tù vì có con đi theo Việt cộng. Hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó rất đau lòng, anh em chết, ba bị bắt tù, má thì chìm trong đau khổ. Ấy thế, nhưng khi tỉnh lại, má lau nước mắt và nói với tôi câu đầu tiên rằng: Đi đi con! Hãy thoát ly vào rừng với các anh bộ đội…”.

Mang trong lòng niềm tin vào cách mạng và sự căm thù giặc sâu sắc, cô gái Nguyễn Thị Nga đã thoát ly vào căn cứ hoạt động. Mùa hè rực lửa năm 1967, địch mở trận càn Xê-đa-phôn quyết tâm hủy diệt vùng địa đạo Tam giác sắt. Đơn vị của bà có lúc phải sống và chiến đấu dưới lòng đất gần cả tháng trời trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, thiếu thốn trăm bề. Đêm đêm, khi quân địch im tiếng súng, mọi người bò ra khỏi chiến hào để hít thở và tìm kiếm lương thực. Địch phát hiện dấu vết, chúng thả bom ngạt xuống địa đạo, hàng chục con người kiên trung đã ngã xuống. Những người còn lại phải mở đường máu, chiến đấu với quân thù trong tình thế không cân sức. Đã nhiều lần cái chết cận kề nhưng bà Nga vẫn vượt qua được, cùng đồng đội kiên cường bám trụ quê hương chiến đấu cho đến ngày đất nước toàn thắng.

Trong mùa xuân rực lửa năm 1975, được tin quân ta đang tiến về giải phóng tỉnh nhà, giải phóng miền Nam, bà được cấp trên giao nhiệm vụ cắm cờ trên bót Tân Định. Bà bồi hồi nhớ lại: “Tôi vô cùng tự hào trong thời khắc lịch sử ấy. Cùng với hai đồng đội, chúng tôi vượt băng băng qua những cánh rừng cao su tiến vào cắm cờ giải phóng trên bót địch vào đúng 11 giờ ngày 30-4. Lúc này địch ở trong bót còn khoảng vài tên và phía ngoài quốc lộ 13, tàn binh của Sư đoàn 5 ngụy đóng ở Lai Khê chạy về đang đứng đầy đường, nhưng chúng đâu còn tinh thần để chống cự. Bà con trong xã Tân Định nô nức kéo về nhìn lá cờ giải phóng tung bay, ai ai cũng tuôn trào nước mắt vì hạnh phúc”.

Trong lúc bà Nga đang thực hiện nhiệm vụ vinh dự cắm cờ giải phóng tại quê hương, thì chồng bà, ông Trần Minh Sáng cũng theo đoàn quân tiến về giải phóng huyện Bến Cát. Trong những năm đánh Mỹ, ông Sáng được tổ chức giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đó là Phó ban Kinh tài huyện Bến Cát, tổ chức mật chuyên lo kinh tế, hậu cần thời chiến. Thời điểm đó, ba của ông Sáng cũng được giao nhiệm vụ Phó ban Kinh tài tỉnh, hai người em của ông cũng thoát ly theo cách mạng. Bốn cha con đều ở rừng, cùng chung một lý tưởng cao cả. Mùa xuân xuống đường năm 1968, ba ông Sáng trên đường đi công tác thì sa vào ổ phục kích của địch. Ba ông và người bảo vệ đã anh dũng hy sinh giữa rừng Chiến khu Đ. Nhận được tin ba hy sinh, lòng ông Sáng quặn đau nhưng ông đã biến đau thương thành hành động. Thời gian này, cách mạng rất cần lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho bộ đội. Bằng nỗ lực của bản thân, ông Sáng đã xây dựng được rất nhiều cơ sở tài chánh cả bí mật và công khai. Thành tích của ông đã góp phần giúp quân ta vượt qua những giai đoạn khó khăn, thiếu thốn.

Sau ngày giải phóng, cựu chiến binh Trần Minh Sáng và Nguyễn Thị Nga tiếp tục cống hiến cho quê hương cho đến ngày nghỉ hưu. Trở về cuộc sống đời thường, ông bà quyết đi tìm hài cốt những người thân đã hy sinh. Ông bà kể lại, lần đi tìm hài cốt anh trai Nguyễn Văn Của là một câu chuyện tâm linh rất cảm động. Hôm đó, gia đình bà Nga và một người phụ nữ tên là Út Hường tìm mộ anh trai suốt cả ngày nhưng không thấy, dù trước lúc đi, các đồng đội của anh Của đã cung cấp đầy đủ các thông tin. Mệt quá, bà đi xuống bờ suối rửa mặt, lúc chuẩn bị đi lên thì chân giẫm vào một ụ đất rồi bỗng nhìn thấy một tấm bia bị gãy làm đôi. Bà ghép tấm bia lại thì thấy họ tên đầy đủ của anh trai mình. Có lẽ đồng đội đã dựng bia cho anh… Lúc bốc mộ anh, chị Út Hường nhìn thấy trong mộ còn một bộ áo quần màu xanh, chị òa khóc nức nở, bởi chính chị đã may bộ đồ này tặng người yêu trước lúc hy sinh. Bà Út Hường nay vẫn sống ở Tân Uyên, trong lòng mang nặng mối tình của một thời chiến tranh điêu tàn. Bà Nga tâm sự: “Trước lúc anh tôi ngã xuống, anh về nói với ba má tôi, con đánh xong trận này sẽ mời ba má vào rừng làm lễ kết hôn với chị Út Hường. Nhưng rồi anh không giữ được lời hứa. Anh ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn với chị ấy, từ đó chị không đi lấy chồng nữa. Lúc sắp qua đời, má tôi nói với chị, con lấy chồng đi, đừng chờ con má hoài nữa, nó không về đâu nhưng chị chỉ khóc thầm lặng lẽ. Nhìn chị tôi thương lắm!”.

Sau chiến tranh, má của bà Nga và má của chị Út Hường được Nhà nước phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có những con người vì Tổ quốc đã ra đi mãi không về để người ở lại mãi thương nhớ khôn nguôi. Chiến tranh đã để lại những ký ức không thể nào quên đối với bao trái tim người Việt Nam. Lúc tiễn tôi ra về, ông Sáng, bà Nga nhìn nhau nói một câu rằng: “Có thấm gì đâu những hy sinh mất mát của gia đình chúng ta… Khi Tổ quốc cần chúng mình biết hy sinh…”.

KIẾN GIANG

    热门排行

    友情链接