“Sóng điện từ cũng giống như nọc rắn”
TheưacóbằngchứngtrạmBTShạiđếnsứckhỏvdqg phapo Tiến sĩ Phạm Ngọc Châu, Phó Chủ nhiệm khoa Vệ sinh y học môi trường, Học viện Quân y, các trạm thu phát sóng BTS của hệ thống viễn thông mà các nhà cung cấp dịch vụ di động đang sử dụng chỉ là một trong những nguồn bức xạ sóng điện từ. Nói về bức xạ điện từ radio là một lĩnh vực rộng nhưng không phổ biến lắm. Có nhiều nguồn có công suất lớn hơn, tác hại nhiều hơn, nhưng người dân không biết như các trạm thu phát rada của hàng không, rada trong các hoạt động quân sự, rada dẫn đường hay cảnh giới sóng phát thanh, truyền hình, hay nguồn khác trong luyện kim... Đó là những nguồn bức xạ có công suất rất lớn và tần số đa dạng, đương nhiên, tác hại là có mức phơi nhiễm nhất định. Các trạm BTS cũng có nguồn bức xạ điện từ tần số radio, nhưng có đặc thù riêng về tần số giới hạn và công suất. Tiến sỹ Phạm Ngọc Châu đưa ra ví dụ “sóng điện từ giống như nọc rắn độc”, pha loãng thì thành thuốc, nhưng nếu bị rắn cắn thì có thể gây chết người. Vậy khái niệm có hại hay không có hại phải được phân tích rất kỹ.
“Bản thân các trạm BTS cũng là các nguồn bức xạ điện từ tần số radio với các dải tần trong giới hạn 2GHz. Còn các trạm thu phát sóng rada hoặc phát thanh, truyền hình có công suất lên tới hàng Kilowatt. Vậy các nguồn năng lượng phơi nhiễm cho con người phụ thuộc rất nhiều vào công suất phát. Với nguồn bức xạ công suất lớn sẽ có những tác động nhất định đến sức khoẻ, như ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, biến đổi sớm trong công thức máu ngoại vi… Tuy nhiên đây là những đối tượng bị phơi nhiễm cao, là những công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất rada, các đơn vị vận hành rada tên lửa. Trong khi đó, thiết bị thu các trạm BTS hiện nay rất hiện đại, chỉ cần nguồn năng lượng rất nhỏ đã thu được sóng, nên mức độ năng lượng phát ra là rất nhỏ bé, không thể gây ra tác hại lớn đến sức khoẻ như thay đổi công thức máu hay tác động vào hệ thần kinh thực vật”, Tiến sĩ Châu khẳng định.
Sóng điện từ BTS nằm trong tiêu chuẩn cho phép