Theộichứngkỳlạkhiếnngườiramồhôimáuliêntụnơi xem man utd gặp aston villao các bác sỹ, người phụ nữ này đến khám tại bệnh viện với triệu chứng xuất hiện chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mặt và bàn tay, mặc dù không hề có dấu hiệu bị thương tổn da hay bất kỳ chấn thương nào khác, và tình trạng này đã kéo dài được 3 năm nay. Sau khi thực hiện xét nghiệm, kết quả cho thấy chất lỏng đó chính là máu.
Vậy nguyên nhân thực sự là do đâu? Câu trả lời là một dạng hội chứng rất kỳ lạ và đặc biệt mang tên mồ hôi máu.
Những ca mắc bệnh đầu tiên có nguồn gốc lịch sử hàng nghìn năm trước, được ghi chép lại bởi Aristotle vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trước ngày bị hành quyết, người ta nói rằng Chúa Giê-su của xứ Nazarus đã đổ mồ hôi máu, và điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp một người lính trước khi tham chiến – được chính Leonard Da Vinci chứng kiến và tường thuật lại.
Năm 1996, sau khi tổng hợp từ 76 hồ sơ bệnh án có triệu chứng giống như trên trong giai đoạn từ thế kỷ 17 đến năm 1980, hai chuyên gia y học đã quyết định đưa ra khái niệm chính thức về sự tồn tại của mồ hôi máu.
Tuy vậy, nhiều người vẫn cho rằng hội chứng này không phải là hiện tượng y học, cho đến thời điểm gần đây, thể hiện qua bản báo cáo bổ sung bệnh án của Jacalyn Duffin. Trên thực tế, tới tận năm 2012, hội chứng đổ mồ hôi máu vẫn chưa được khoa học công nhận, theo cuốn Giáo trình về da liễu của Elsevier.
Điều đáng nói là càng ngày số ca bệnh kiểu này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Đã có nhiều báo cáo về trường hợp một cụ già 72 tuổi mắc phải tình trạng đổ mồ hôi máu vào năm 2009, một bé trai 13 tuổi vào năm 2010, và cùng thời điểm 2013 là 1 bệnh nhân nữ 18 tuổi và 1 bé gái 12 tuổi.
Bà kết luận "Nhìn chung số lượng các báo cáo bệnh án của các trường hợp mắc phải hội chứng đổ mồ hôi máu luôn được duy trì ổn định và đang có có xu hướng tăng dần qua các năm." "Những kết quả quan sát và ví dụ thực tiễn này cho thấy ta cần phải đối mặt với hội chứng này với một thái độ cẩn trọng và nghiêm túc hơn."
Điều quan trọng ở chỗ không ai biết chắc chắn nguyên nhân căn bệnh này đến từ đâu. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng có thể là do sự bất ổn tâm lý gây nên, nhưng đáp án chính xác chỉ có thể đưa ra nếu như các nhà khoa học có biện pháp tiếp cận, nghiên cứu và giải thích các trường hợp mắc phải hội chứng mồ hôi máu với một thái độ cầu thị và nghiêm túc hơn.
Đối với trường hợp của bệnh nhận nữ 21 tuổi ở Ý, các triệu chứng cũng tương đồng với các ca mắc trước đây. Theo như lời bệnh nhân chia sẻ thì tình trạng xuất huyết ngoài có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào, kể cả lúc đi ngủ, thường kéo dài từ 1 đến 5 phút. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng nếu như cô ấy gặp bất ổn về tâm lý.
Hậu quả là cuộc sống sinh hoạt của cô gái này bị đảo lộn hoàn toàn. Do cảm thấy xấu hổ nên bệnh nhân tự cô lập mình với người khác, đồng thời các triệu chứng gần đây của bệnh nhân cho thấy dấu hiệu của chứng trầm cảm và rối loạn lo âu.
Không có bất cứ bằng chứng gì cho thấy các triệu chứng trên là giả cả. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị chứng trầm cảm, cùng với đó là sử dụng thuốc cao huyết áp giống như liệu pháp điều trị các ca bệnh đổ mồ hôi máu trước đây.
Mặc dù các triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sỹ vẫn chia sẻ rằng tình trạng chảy máu ngoài vẫn chưa có xu hướng ngừng hẳn.
Ca bệnh này hiện đã được đăng trên Tạp chí Hội Y học Canada.
Theo GenK