Trong bối cảnh số lượng ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đang gia tăng với tốc độ chóng mặt,ườiViệtđãthựcsựhạnchếtớinơicôngcộngmùadịlịch bóng đá anh tối nay một loạt các quốc gia đã áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, hay thậm chí phong tỏa để hạn chế người dân ra đường. Nhằm mang đến cái nhìn rõ ràng nhất về hiệu quả của các biện pháp nói trên, Google mới đây đã công bố dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các thiết bị di động của người dùng tại 131 quốc gia có dịch COVID-19.
Được biết, đây là những con số được Google thống kê dựa trên dữ liệu từ những người dùng đã bật tính năng Lịch sử vị trí (Location History) trên Google Map. Khi bật tính năng này, Google Map sẽ tự động ghi lại mọi hoạt động di chuyển của người dùng, từ đó xác định địa điểm nào đang tụ tập đông người. Theo Google, dữ liệu ghi nhận từ ngày 16/2 cho đến ngày 29/3/2020.
Theo dữ liệu thu thập được của Googe, số lượng người Việt Nam ghé thăm nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim vào cuối tháng 3 giảm 52% so với thời điểm 16/2. Trong khi đó, số lượng người đi đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng thuốc vào thời điểm này cũng giảm 29% so với giữa tháng 2. Đặc biệt, số lượng người tới các bến xe cũng giảm đến 49%; số lượng người tới các nơi công cộng như công viên cũng giảm khoảng 33%.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã cho phép nhân viên được phép làm việc tại nhà. Điều này được thể hiện rõ ở mức giảm 20% lượng người đi làm, theo ghi nhận của Google. Đáng chú ý, dữ liệu của Google cũng cho thấy mức tăng 16% số lượng người ở nhà. Con số này tăng dần từ thời điểm trung tuần tháng 2 cho tới cuối tháng 3, cho thấy người Việt đã thực sự hạn chế đến nơi công cộng. \
Tất nhiên, những con số thống kê trên được dự báo sẽ càng giảm mạnh từ ngày 1/4 cho đến 15/4 - thời điểm toàn quốc thực hiện việc 'cách ly xã hội' theo chỉ thị từ thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Mỹ - quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, lượng người tới nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim tính đến hết ngày 29/3 giảm 47% so với mốc 16/2/2020.
Tuy nhiên, chỉ số này chỉ bắt đầu giảm vào thời điểm trung tuần tháng 3 trở đi, khi số lượng ca nhiễm tại Mỹ liên tục tăng. Khi chính quyền các bang bắt đầu thực hiện một số biện pháp hạn chế đi lại, lượng người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng ít đi rất nhiều, với mức giảm tới 51% so với ngày 16/2. Trong khi đó, lượng người đi làm cũng giảm 38%, trong khi số người ở nhà tăng khoảng 12% so với mốc giữa tháng 2.
Tại Ý – quốc gia có số lượng người tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới tính đến ngày 6/4/2020, người dân nước này gần như ở nhà và hạn chế ra đường. So với thời điểm 16/2, lượng người tới các địa điểm ăn uống, giải trí giảm 94%. Tỷ lệ người dân mua thực phẩm, thuốc men tại nhà thuốc, siêu thị hay cửa hàng tạp hóa cũng giảm 85%. Mặc dù vẫn đang thực hiện lệnh phong tỏa trên toàn quốc, số lượng người đi làm tại Ý chỉ giảm khoảng 63%, đồng nghĩa với việc vẫn có khoảng 37% người dân vẫn đi làm hàng ngày.
Hiện tại, bạn đọc có thể tải và xem những dữ liệu của các quốc gia khác được đăng tải công khai tại địa chỉ https://www.google.com/covid19/mobility/
Theo GenK