Ngày này 37 năm trước (1-12 -1976),áoSôngBé–BìnhDươngvàdấuấnđặcbiệkq necaxa Báo Sông Bé, nay là Báo BìnhDương ra số đầu tiên. Nhân dịp này, Báo Bình Dương xin giới thiệu bài viết về dấuấn đặc biệt này.
Một quyết định lịch sử
Nói về quyết định mang tính lịch sử của Báo Bình Dương (từ báo tuầnlên nhật báo), ông Huỳnh Ngọc Đáng tâm sự: “Đây hoàn toàn không phải là quyết địnhcảm tính mà đã được suy xét, cân nhắc kỹ càng. Cơ sở để tôi quyết định sẽ đưa BáoBình Dương lên nhật báo là xuất phát từ nhu cầu thông tin, tình hình phát triểnkinh tế xã hội của địa phương. Đó là những năm mà tình hình kinh tế xã hội củaBình Dương rất sôi động. Từng đoàn, từng đoàn các nhà đầu tư, doanh nghiệp củaHàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu đến xúc tiến hoạt động tại Bình Dương; đô thị củaBình Dương cũng có những bước phát triển, đột phá lớn. Trong quá trình lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo của tỉnh và các huyện, thị xã rất mong nhận được sựphản hồi, chia sẻ thông tin, tâm tư từ nhân dân, ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp,nắm bắt nhu cầu của công nhân lao động.
Sau khi bàn với các thành viên Ban Biêntập, tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, tôi nhậnđược câu trả lời là: hiện tại, sự trưởng thành về tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ,trình độ chính trị của anh chị em trong cơ quan đều đã chín muồi, sẵn sàng vàhoàn toàn đủ sức tiến lên báo ngày. Điều quan trọng nhất đã giúp tôi củng cốthêm quyết tâm để thực hiện đưa Bình Dương lên nhật báo là ở chỗ sự đồng lòng,đoàn kết, khát khao muốn được thử sức mình trên mặt trận mới, bên cạnh năng lựcchuyên môn đã được thử thách và khẳng định. Cộng với những điều kiện về cơ sở vậtchất, máy móc thiết bị, nhất là sự tăng cường thêm lớp phóng viên, kỹ thuậtviên trẻ tuổi, yêu nghề, chịu xông pha, sáng tạo trong công việc đã mang lạicho tôi niềm tin rất lớn là mình báo Bình Dương sẽ thành công khi đi lên nhậtbáo, điều mà đến bây giờ báo chí của nhiều địa phương vẫn còn chưa đảm đương nổi.Sau đó, trao đổi với lãnh đạo cấp trên và được chấp thuận, thế là ngày 1-1-2004Báo Bình Dương chính thức trở thành nhật báo, phát hành liên tục từ thứ hai đếnthứ bảy (16 trang chính) cùng với tờ Bình Dương cuối tuần (36-50 trang)”, ôngĐáng cho biết.
Khẳng định vị thế
Ông Huỳnh Ngọc Đáng tâm sự: “Sau hơn 3 tháng chạy thử, Báo BìnhDương không rơi vào tình trạng thiếu bài như buổi ban đầu của nhiều tờ báokhác. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là chất lượng của các tác phẩm báo chí làm saophải xứng tầm, đúng đẳng cấp với một tờ nhật báo thì thật sự gây đau đầu cho banbiên tập. Một năm sau, báo mạnh dạn cải tiến một loạt chuyên mục, mỗi ngày đềucó chủ điểm, đáp ứng được yêu cầu của tình hình chính trị - kinh tế - xã hội,văn hóa của địa phương, trong nước và quốc tế.
Từ năm 2004-2007, Báo Bình Dương lần lượt cho ra đời các trang webBình Dương điện tử có phiên bản: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật.Đây là một trong những tờ báo hiếm hoi ở Việt Nam có đến 4 thứ tiếng nướcngoài, phục vụ cho chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài những ấn phẩmtrên, Báo Bình Dương còn có các ấn phẩm phụ khác…
Báo Bình Dương đang đối mặt với những thách thứckhông nhỏ từ sự cạnh tranh của các tờ báo khác, nhất là sự bùng nổ của kỷnguyên số hóa, internet toàn cầu
Theo ông Huỳnh Dũng Nhân, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng Biên tậptờ Nghề báo thì: “Việc đưa Báo Bình Dương tiến lên báo ngày là quyết định chínhxác. Bởi, lúc đó ngoài những cơ sở cần và đủ để lên nhật báo, thì các địaphương khác cũng muốn được trở thành báo ngày như Báo Bình Dương, mức độ cạnhtranh thông tin trong lĩnh vực truyền thông báo chí ngày càng gay gắt. Nếu Báo BìnhDương chậm chân thì sẽ rất khó vươn lên trở thành một trong những tờ báo Đảng bộđịa phương mạnh.
Sau khi tiến lên báo ngày, lực lượng cán bộ phóng viên, biên tậpviên, cộng tác viên của báo cũng tăng vọt gấp đôi so với thời kỳ trước năm2004. Cụ thể, hiện tại báo Bình Dương hiện có hơn 90 người, trong đó có gần 40phóng viên, biên tập viên.
Chủ động đón đầu, biến thách thứcthành cơ hội
Cũng giống như báo chí cả nước, hiện tại Báo Bình Dương cũng đangđối mặt với những thách thức lớn từ sự bùng nổ công nghệ thông tin, internettoàn cầu; sự cạnh tranh khốc liệt từ báo điện tử, phương tiện tích hợp đaphương tiện đang làm thay đổi văn hóa đọc, nhất là đối với bộ phận cư dân đô thị,giới trẻ.
Ông Nguyễn Quang Hiệp, Chủ tịch Hội nhà báo Bình Dương, Tổng Biêntập Báo Bình Dương cho biết: “Từ đầu năm 2013, Ban Biên tập Báo Bình Dương đãxây dựng chiến lược phát triển Báo điện tử Bình Dương đến 2015, tầm nhìn đến2020. Theo chiến lược này Báo Bình Dương sẽ tập trung xây dựng theo mô hìnhtruyền thông đa phương tiện, tòa soạn đa phương tiện tích hợp báo viết, báohình, báo nói.
Thời gian qua, lãnh đạo của báo đã chuẩn bị cho bước chuyển đổinày, cử cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên đi học các khóa nghiệp vụ về truyềnthông đa phương tiện, làm báo đa phương tiện. Hiện tại cơ quan cũng đang chuẩnbị đầu tư các thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng, xây dựng phòng dựng,phòng thu âm, thu hình để có thể tự dàn dựng, sản xuất các chương trình truyềnhình, sản phẩm báo chí đa phương tiện khác tích hợp trên nền tảng báo điện tử.
Ông Hiệp chia sẻ thêm: “Vấn đề bây giờ là gấp rút đào tạo đội ngũnhân lực, trong đó bao gồm cả kỹ thuật viên, phóng viên, biên tập viên, đạo diễnnhanh chóng tiếp quản, vận hành, sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, làm chủcông nghệ để tác nghiệp hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của kỷnguyên số hóa…”.
CHÍTHANH – HUY BÌNH
(责任编辑:World Cup)