Trong quý I/2018,ảmạoFacebookđểlừađảotrênmạngxãhộitătài xỉu bóng đá công nghệ chống lừa đảo của Kaspersky Lab đã ngăn chặn hơn 3,6 triệu lượt truy cập vào các trang mạng xã hội giả mạo, trong đó 60% là trang Facebook ảo. Theo như báo cáo “Thư rác và lừa đảo trong quý I 2018” của Kaspersky Lab, tội phạm mạng vẫn tiếp tục hoạt động để đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Lừa đảo trên mạng xã hội là một hình thức của tội phạm mạng liên quan đến việc đánh cắp dữ liệu cá nhân từ tài khoản mạng xã hội. Tội phạm tạo ra một bản sao của các website (ví dụ như trang Facebook ảo), cố gắng dụ dỗ các nạn nhân không có sự đề phòng nhập vào các thông tin cá nhân như tên, mật khẩu, số thẻ tín dụng, mã PIN và nhiều thứ khác.
Vào đầu năm nay, Facebook là một trang mạng xã hội phổ biến nhất để các tội phạm lạm dụng để đánh cắp thông tin cá nhân qua tấn công lừa đảo.
Đây là một phần của xu hướng sẽ còn kéo dài khi trong Quý I 2017, Facebook trở thành một trong 3 mục tiêu về lừa đảo nói chung (8%), sau đó là Microsoft (6%) và Paypal (5%).
Đến Quý I 2018, Facebook dẫn đầu trong danh mục lừa đảo mạng xã hội, tiếp theo đó là VK - một mạng xã hội trực tuyến của Nga, tiếp đến là Linkedln.
Nguyên nhân là do hàng tháng có đến 2,31 tỉ người dùng Facebook thường xuyên, gồm cả những người đăng nhập vào ứng dụng không xác định bằng cách sử dụng tài khoản Facebook, từ đó cấp quyền truy cập vào tài khoản của họ. Điều này làm cho người dùng Facebook trở thành đối tượng thu lợi cho tội phạm tấn công giả mạo một cách bất đắc dĩ.
(责任编辑:World Cup)