Nhờ chăm chỉ,ổitrẻbiếtlàmgiàungaytrênquêhươlịch bongs đá việt nam ham tìm hiểu kiến thức, biết tận dụng thế mạnh của địa phương…, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tại huyện Phú Giáo đã biết vươn lên làm kinh tế giỏi và trở thành những tỷ phú khi tuổi đời còn rất trẻ. Đây chính là những tấm gương sáng về phong trào lập thân, lập nghiệp của tuổi trẻ ngày nay.
Anh Nguyễn Tấn Hưng (phải) đang giới thiệu về dây chuyền sản xuất gạch theo công nghệ tuynel Ảnh: HẢI YẾN
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi dế
Về ấp 9, xã An Linh, hỏi anh Cao Văn Đoàn (25 tuổi), mọi người cho chúng tôi biết anh không chỉ là một cán bộ chi Đoàn nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo mà còn là một tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu trên mảnh đất mới.
Xuất thân từ con nhà nông tại quê lúa Thái Bình, anh Đoàn theo cha mẹ vào xã An Linh lập nghiệp từ năm 2003. Giấc mơ có một công việc văn phòng dang dở ngay những ngày anh đang học lớp 10, phải nghỉ học vì nhiều lý do. Từ đó, Đoàn làm đủ nghề từ phụ xe, làm rẫy, buôn bán để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Công việc thất thường nên thu nhập bấp bênh khiến anh Đoàn quyết định thay đổi công việc. Trước khi nuôi dế than, anh Đoàn bắt tay vào nuôi bọ cạp để cung cấp cho các quán nhậu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2010, anh được bạn bè, người thân hỗ trợ vốn. Có 40 triệu đồng trong tay, anh đã đầu tư mua 8.000 con dế than giống từ một trang trại nuôi dế ở Củ Chi (TP.HCM). Bỏ công chăm sóc và kỳ vọng rất nhiều vào lứa dế than đầu tiên, nhưng do kinh nghiệm còn non nên đã không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy vậy, anh không nản chí mà tiếp tục học tập kiến thức từ sách báo cũng như đi nhiều trang trại tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận… để học hỏi kinh nghiệm. Sau một thời gian, công việc nuôi dế của anh có nhiều tiến triển. Hiện tại, cơ sở nuôi dế của anh đã có trên 400.000 thùng dế và là đầu mối cung cấp dế uy tín cho nhiều cửa hàng cũng như thương lái tại các tỉnh lân cận. Gần 4 năm gắn bó với nghiệp nuôi dế anh Đoàn chia sẻ trong tiếng cười nhẹ: “Làm cái gì cũng phải kiên trì và chịu khó học hỏi thêm. Không khó, không thất bại, sao có ngày hôm nay được”.
Với vai trò là Phó Bí thư Chi đoàn ấp 9, nơi có nhiều ĐVTN từ nơi khác đến sinh sống, anh Đoàn hiểu được sự khó khăn của người dân làm kinh tế trên vùng đất mới. Bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình, anh đã không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, tạo công ăn việc làm ổn định với mức lương 7 triệu/tháng cho 10 nhân công trong trại dế. Chính sự cố gắng vươn lên, sự nhiệt tình năng nổ trong mọi phong trào tại địa phương, anh Đoàn đã vinh dự là 1 trong 4 thanh niên tiêu biểu của tỉnh được nhận giải thưởng Lương Định Của của Trung ương Đoàn vào năm 2013.
Ông chủ trẻ và trách nhiệm với cộng đồng
May mắn hơn anh Đoàn, nhờ sự hỗ trợ từ gia đình anh Nguyễn Tấn Hưng (26 tuổi, tổ 3, ấp Kỉnh Nhượng, xã Vĩnh Hòa) hiện đang là Bí thư Chi đoàn Thanh niên công nhân xa quê Nhà máy gạch Liên hiệp Đồng Nai, hiện đang sở hữu trên 1.000m2 nhà xưởng sản xuất gạch nung công nghệ tuynel, tạo công ăn việc làm ổn định cho 30 hội viên là thanh niên công nhân đang sinh hoạt trong chi hội và nhiều công nhân tại địa phương.
Với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh, ước mơ của anh là làm thế nào để mở rộng nhà xưởng của gia đình. Đầu năm 2013, anh Hưng mạnh dạn xin gia đình cho mở thêm nhà xưởng sản xuất gạch nung công nghệ tuynel, rồi chạy đôn, chạy đáo tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm ra thị trường Đồng Nai, Bình Phước, TP.HCM… Anh Hưng cho biết, gạch nung công nghệ tuynel là mô hình sản xuất gạch tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, giảm thiểu được lao động thủ công và đặc biệt là tránh gây ô nhiễm môi trường. Tại xưởng sản xuất của anh, ngoài việc dùng đất sét làm gạch, anh đã mày mò về tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên đã tận dụng được đất đồi hóa không thể canh tác, đưa vào sử dụng làm gạch, đã thay thế việc sử dụng nguyên liệu truyền thống là đất ruộng, đất bãi ven sông làm ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp.
Xác định trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, anh Hưng luôn hưởng ứng và tham gia các hoạt động như tặng quà, thăm hỏi người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ; tham gia ủng hộ chương trình “Tết thiếu nhi” do Đoàn, Đội cơ sở tổ chức. Đặc biệt, dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng doanh nghiệp do anh Hưng làm chủ đã được chính quyền các cấp vận động, tạo điều kiện để thành lập Chi đoàn Thanh niên công nhân xa quê, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần cho thanh niên công nhân.
Dù bận công việc, nhưng anh Hưng thường xuyên tham gia các hoạt động của địa phương. Để hiểu hơn về tình hình thanh niên công nhân tại địa phương, anh luôn gần gũi với công nhân trong công ty vào những buổi chiều làm việc. Anh Hưng cho biết: “Còn trẻ, chưa hiểu hết về cuộc sống và lẽ sống nhưng với tôi, lao động hết mình, làm cho những người bên cạnh mình hạnh phúc là tôi mãn nguyện lắm rồi”.
Chia sẻ về việc sản xuất gạch nung công nghệ tuynel của anh Nguyễn Tấn Hưng, anh Nguyễn Tài Hưng, Bí thư Đoàn thanh niên xã Vĩnh Hòa, cho biết với trách nhiệm của người trẻ trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, rất cần phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường và biết cách tận dụng những tài nguyên sẵn có. Việc sản xuất gạch nung công nghệ tuynel của Nhà máy gạch Liên hiệp Đồng Nai là là một ví dụ điển hình. Anh Hưng cũng là một cán bộ Đoàn xuất sắc, gương mẫu, luôn đưa hoạt động Đoàn tại địa phương vào top đầu, là tấm gương cho ĐVTN khác theo.
HẢI YẾN - HOÀI PHƯƠNG
(责任编辑:Thể thao)