Ám ảnh để lỡ
Hơn 20h,ộichứngquotsợtắtmáyquotkhiếnnữnhânviênvănphòngòakhócgiữađêkết quả bóng đá hoàng anh gia lai hôm nay Phương Thanh (25 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM, nhân viên văn phòng) mới dùng xong bữa tối, lật đật tắm gội, vệ sinh để chuẩn bị đi ngủ sau một ngày làm việc dài.
Bước vào phòng tắm, cô gái 25 tuổi vẫn không rời điện thoại, mà bỏ vào túi chống nước đã mua từ lúc bắt đầu đi làm, treo ngay bên cạnh. Thanh mang theo điện thoại không phải để xem phim, nghe nhạc thư giãn lúc tắm, mà để đề phòng có tin nhắn, cuộc gọi vẫn có thể phản hồi ngay lập tức.
"Đó dường như là một thói quen, vì tôi luôn lo sợ rằng sẽ bỏ lỡ một tin tức quan trọng nào đó từ sếp hoặc đồng nghiệp của mình. Không thể buông điện thoại khiến tôi trở nên ám ảnh, sợ hãi và lúc nào cũng bất an nghĩ "một điều gì đó nguy hiểm sắp xảy ra", Thanh nói.
Phương Thanh cho hay cô đã làm việc hơn 2 năm tại một công ty truyền thông. Vì tính chất công việc, Thanh phải luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xử lý kịp thời.
Trước đây, cô từng bỏ lỡ một tin nhắn quan trọng của cấp trên, không xử lý kịp thời vấn đề phát sinh dẫn đến thiệt hại cho dự án. Từ đó, cô gái dần trở nên cảnh giác rồi mắc chứng "sợ tắt máy" lúc nào chẳng hay.
"Mỗi ngày, theo nguyên tắc chỉ làm việc 8 tiếng ở cơ quan nhưng thực tế tôi phải xử lý công việc từ 7h đến 23h mới thật sự có thể buông. Nhiều lúc, nỗi lo lắng, bất an canh cánh khiến tôi chợt tỉnh giấc lúc 2-3h sáng. Theo thói quen, cứ mở mắt là tôi chộp ngay lấy chiếc điện thoại, kiểm tra tin nhắn. Khi đang chạy xe, tôi lúc nào cũng có cảm giác điện thoại đang rung nên cứ phải liên tục sờ chạm, kiểm tra túi quần túi áo.
Thậm chí, đôi lúc không hiểu sao, trong giờ nghỉ tôi vẫn mở laptop, đăng nhập vào hệ thống của công ty không để làm gì. Lúc đó tôi mới bần thần khi nhận ra mình đã làm những thứ đó trong vô thức", Thanh bộc bạch.
Tâm lý và hành động bất thường này từng khiến cô gái rơi vào trầm cảm, hoang mang trong thời gian dài. Thanh bộc bạch, mỗi sáng thức dậy, nỗi lo lắng đã ập tới khiến cô thấy như đang ngộp thở, bức bối, nhiều lần phải tự vả vào mặt mình cho bừng tỉnh. Không ít lần, Thanh giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm rồi bật khóc, cảm giác quá bất an, áp lực.
Không những vậy, phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hầu như cả ngày, đôi mắt Thanh lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi. Guồng quay công việc còn khiến cô thường để quá bữa, lỡ bữa... khiến cho các bệnh về tiêu hóa không hẹn mà cùng kéo tới.
Xấu hổ vì thông báo tin nhắn
Là một nhân viên văn phòng trong lĩnh vực F&B (hành chính nhân sự tổng hợp) hơn 1 năm, Vân Anh (23 tuổi) cho hay cô cũng mắc chứng "sợ kết nối" chỉ sau vài tháng đi làm.
"Tôi làm 8 tiếng/ngày, mỗi khi kết thúc ca làm thì phải báo cáo tiến độ công việc cho quản lý. Hôm nào chưa làm xong thì mặc định phải mang việc về nhà làm tiếp", Vân Anh nói.
Chỉ là nhân viên bình thường nhưng Vân Anh được thêm vào cả chục nhóm chat công việc. Hằng ngày, mỗi nhóm chat đều có rất nhiều thông báo chẳng hạn như chương trình khuyến mãi, cách khắc phục rủi ro khi khách hàng phàn nàn hoặc đơn giản là lời nhắc nhở đến một nhân viên nào đó.
"Nhiều lúc mệt mỏi, về nhà tưởng được nghỉ ngơi rồi nhưng tin nhắn công việc vẫn dồn dập. Tưởng tượng thử tắt điện thoại một ngày rồi mở lại, hậu quả hẳn khó đoán, theo hướng ảnh hưởng xấu đến công việc rất nhiều", cô gái thở dài.
Tiếp xúc với màn hình laptop, điện thoại nhiều giờ, nhiều ngày tháng liên tục, Vân Anh cũng phát hoảng khi đôi mắt cận 8 đi-ốp tiếp tục tệ hơn.
Phương Thanh thú nhận cô chẳng những không thể lơ điện thoại trong 1 giờ nên chuyện tắt máy, ngắt kết nối cả ngày càng không được xảy ra.
"Ba mẹ hỏi tôi sao chọn nghề gì mà lạ quá, không lúc nào rời điện thoại hết. Mỗi buổi đi chơi, bạn bè tôi đều châm chọc rằng "mỗi lần điện thoại Thanh hết pin, tắt nguồn, mở lên là y như rằng thông báo tin nhắn dội đến như… súng liên thanh". Điều đó khiến tôi cảm thấy rất ngại ngùng và dần trở nên xa cách với những người xung quanh", Thanh bộc bạch.
Đến lúc nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại, cả hai cô gái cho hay đang cố giảm thời gian sử dụng laptop, điện thoại. Những buổi tối cuối tuần, các nữ nhân viên văn phòng quyết chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc nhờ người thân cất giữ giúp thiết bị để có thêm thời gian chăm sóc bản thân.
Theo trang CNBC, bài khảo sát với 8.500 người ở 11 quốc gia của Priority Pass cho thấy, cứ 3 người thì 1 người cảm thấy khó thoát khỏi cuộc sống hằng ngày kể cả đang trong kỳ nghỉ.
1/4 trong số họ kiểm tra điện thoại cứ sau 30 phút hoặc ít hơn, kể cả khi họ đi nghỉ mát, cao hơn 10% so với mức trung bình toàn cầu.
Phần lớn những người trả lời khảo sát cho hay họ phải đối mặt với áp lực thường xuyên phải kết nối. Trong đó, có đến 73% số người bày tỏ lo lắng về cảm giác thiếu vắng tin nhắn nếu họ không kiểm tra điện thoại liên tục.
Theo dữ liệu của công ty tư vấn Kepios, hơn một nửa người trên thế giới đang sử dụng mạng xã hội. Phần lớn, những người trưởng thành thường kiểm tra ít nhất một nền tảng mỗi ngày và điều này có thể gây nghiện.
Khoảng 51% Gen Z (những người ở độ tuổi 18-27) thừa nhận đã kiểm tra tin nhắn công việc ngay cả khi đi du lịch.