Thông thường,ệnmáytínhcóhạnsửdụbong da lich thi dau các loại thực phẩm đều có hạn sử dụng dán trên bao bì, để giới hạn thời gian sử dụng tốt nhất của thực phẩm đó. Đối với đồ điện tử, không có hạn sử dụng được đưa ra, nhưng mỗi món đồ đều có thời hạn bảo hành, cũng là thời gian mà sản phẩm hoạt động ổn định nhất. Hết thời hạn bảo hành, chuyện một món đồ điện tử lăn đùng ra ‘chết’ là điều hết sức bình thường. Trừ một số trường hợp ngoại lệ như dùng VGA ép xung để đào coin cả ngày lẫn đêm khiến đồ điện tử mau ‘tã’ hơn thường lệ, mỗi món đồ công nghệ đều có một tuổi thọ sử dụng theo cam kết của nhà sản xuất (lifespan). Chẳng hạn, tấm nền OLED được quảng cáo là có tuổi thọ 10.000 giờ xem ở độ sáng 100% hoặc 40.000 giờ ở độ sáng 25%. Tất nhiên, đây chỉ là con số được đo đạc trong phòng thí nghiệm và có thể thay đổi tùy điều kiện sử dụng như khí hậu, dòng điện...
Yếu tố quyết định đến tuổi thọ của đồ điện tử chính là nhiệt độ và bụi bẩn. Cường độ hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao chính là kẻ thù giết chết đồ điện tử nhanh hơn bao giờ hết, đồng thời nhiệt độ cao cũng hấp dẫn bụi bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu nồm ẩm như ở nước ta còn có một yếu tố khác không kém phần nguy hiểm là độ ẩm dẫn đến tích tụ nước trong các linh kiện điện tử. Vì vậy, các món đồ điện tử lâu ngày không sử dụng có nguy cơ còn dễ hỏng hơn thứ hoạt động thường xuyên. Vậy nếu một món đồ điện tử hết hạn bảo hành có thể sử dụng thêm bao lâu? Câu hỏi này rất khó để trả lời vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một chiếc VGA được sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất có thể trụ được 5 năm. Các thành phần khác nhau mainboard, CPU, nguồn, ổ cứng cũng có thể sống sót trong khoảng thời gian tương đương. Tất nhiên, đấy chỉ là xét ở điều kiện lý tưởng ở nhiệt độ phòng, khí hậu, điện áp ổn định và không bị tác động vật lý hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sấm sét. Nhưng khi đồ điện tử sắp đến lúc nói lời giã từ chủ nhân của nó, có những dấu hiệu nào để nhận biết? Với những thiết bị hiển thị trực quan dễ quan sát như màn hình nói chung (máy tính, tivi, điện thoại...), các dấu hiệu bất thường là dễ nhận ra hơn rất nhiều như có điểm ảnh chết lan rộng hoặc các dấu sọc làm nhòe màn hình và bất cứ bất thường nào về mặt hình ảnh.
Còn với các linh kiện bên trong máy tính như RAM, CPU, VGA, bo mạch chủ hay ổ cứng, các dấu hiệu nhận biết là khó khăn hơn rất nhiều. Đôi khi, một số thành phần đơn giản là lăn ra chết bất đắc kỳ tử vào một ngày đẹp trời mà không vì bất cứ nguyên do gì. Lúc này, máy có thể có báo hiệu bằng tiếng bíp dài ngắn, lặp lại số lần nhất định khác nhau tùy từng nhà sản xuất khác nhau. Với các đồ điện gia dụng, hỏng hóc xảy ra khi máy móc không hoạt động đúng công năng của nó. Chẳng hạn, lồng giặt của máy giặt không quay, tủ lạnh điều hòa không làm lạnh, máy rửa bát không sạch… May mắn là các đồ điện tử này có màn hình thông báo hỏng hóc dựa trên ký hiệu riêng của từng nhà sản xuất để người dùng có hướng xử lý phù hợp. Nhưng nhìn chung các món đồ gia dụng thuộc các thương hiệu nổi tiếng có tuổi đời khá cao (lên tới 10 năm), do đó người dùng ít khi phải lo lắng chuyện hỏng hóc hay mua mới các thiết bị này mặc dù lỗi lặt vặt có thể vẫn sẽ xuất hiện ít nhất 1-2 lần trong vòng đời sử dụng. Phương Nguyễn Cảnh báo chiêu trò “bảo hành miễn phí thiết bị điện tử” để lừa đảoNhiều người dùng nhận được những cuộc gọi được cho là gọi đến từ các hãng công nghệ lớn, thông báo về một chương trình khuyến mãi và quà tặng mà chỉ cần trả một số tiền nhỏ để tham gia… |