Hômqua,Ýkiếntâmhuyếtcủacửtricảnướkết quả union berlin 28-11, Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (QH) khóa XIII đã thông qua Dự thảo Hiếnpháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) với sự đồng thuận, nhấttrí rất cao của 97,59% tổng số đại biểu QH. Quyết định lịch sử này đã thể hiệnrõ ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân, ý chí và nguyện vọng của đại đasố đại biểu QH.
Ngaysau khi QH thông qua Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về việcthi hành Hiến pháp, cử tri và nhân dân cả nước đã gửi tới Báo Nhân Dân những ýkiến tâm huyết, trách nhiệm thể hiện sự đồng thuận cao, cùng những đề xuất đểgóp phần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp (sửa đổi), bảođảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành.
Chúngtôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Sự kiện lịch sử trong hội nhậpvà phát triển
Tôirất vui mừng và phấn khởi khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin Quốc hội thông quatoàn văn Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) vớitỷ lệ tán thành rất cao. Đây là sự kiện có tính chất lịch sử đánh dấu thời kỳ đưađất nước ta hội nhập và phát triển.
Tôitâm đắc với những điểm mới nổi bật trong Hiến pháp lần này, đó là bổ sung Điều4 quy định trách nhiệm của Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhândân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về nhữngquyết định của mình. Các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật. Điểm nữa, về quyền con người, Hiến pháp quan tâm, chú trọngbảo vệ các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự của conngười theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên; thể hiện tính nhấtquán về đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôntrọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân... Trong giới hạn không gian cũng như thời gian, tôi không thể bộc lộ, thểhiện hết tấm lòng mình, nhưng xin khẳng định, bản Hiến pháp lần này đã phản ánhđầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và đáp ứngyêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
NGUYỄNMINH ĐẮC
(Khu phố 3, phường AnBình, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)
Ý chí của toàn dân
Tôirất phấn khởi khi Quốc hội thông qua Hiến pháp (sửa đổi) với tỷ lệ phiếu thuậnrất cao. Hiến pháp (sửa đổi) thể hiện ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc, các thế hệ đi trước, quyết tâm xâydựng nước ta giàu mạnh, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.
Tôirất đồng tình với Điều 4 Hiến pháp: Từ tay không, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạotoàn dân tộc làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhândân; lãnh đạo toàn dân đánh thắng các đế quốc xâm lược; khởi xướng công cuộc đổimới... tôi tin tưởng Đảng có đủ bản lĩnh lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong thời kỳ mới.
Đấtđai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, Nhà nước cần thống nhất quản lý theo hướngổn định, lâu dài. Tôi đồng tình khi Hiến pháp quy định Nhà nước chỉ thu hồi đấtcủa tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốcgia. Đề nghị các cấp chính quyền khi thu hồi đất của người dân phải công khai,minh bạch và bồi thường theo đúng pháp luật.
LÊTHỊ NHUNG
(Phường 8, quận 3, TPHồ Chí Minh)
Hiến pháp sửa đổi thể hiệntinh thần đổi mới
Saukhi Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) sáng ngày 28-11, tôi thật sự xúc động trước sự đồngthuận rất cao của đại biểu Quốc hội.
NhưChủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định: Bản Hiến pháp là kết quả quátrình làm việc cần mẫn, tâm huyết,tận tụy của Quốc hội và cử tri cả nước, với sựtham gia của cả hệ thống chính trị, đã thể hiện tinh thần đổi mới, thể hiện đượcý Đảng, lòng dân.
BảnDự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyệnvọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ,phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
Nhândân mong muốn phải thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh; nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, giám sát của Đảngđối với cán bộ, đảng viên. Cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh những cán bộ, đảngviên biến chất, suy thoái đạo đức; có cơ chế giám sát chặt choe cán bộ, đảngviên tại cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ phường, xã...
NGUYỄNTHANH QUÝ
(Khối Tân Quang, phườngLê Mao, TP Vinh, Nghệ An)
Ý nguyện của nhân dân
Với486/488 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi. Đâychính là ý nguyện của nhân dân. Từ khi Dự thảo Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến,chúng tôi nghiên cứu, thảo luận, được các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thểvà Mặt trận Tổ quốc giải đáp từng câu từ, thể hiện rõ sự dân chủ, công khaiđóng góp xây dựng đạo luật gốc của đất nước. Chúng tôi, những người con sinh ravà lớn lên trên quê hương Tân Trào lịch sử, Thủ đô Kháng chiến, càng hiểu hơnbao giờ hết đất nước này, sự nghiệp này, là của nhân dân Việt Nam.
ĐảngCộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạonhân dân ta, dân tộc ta thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ, giành chính quyền vềtay nhân dân để có cuộc sống hôm nay.
Đảnglà cuộc sống, là máu thịt của dân tộc ta, nhân dân ta, đường lối của Đảng làánh sáng soi đường cho sự nghiệp phát triển của đất nước (đã được chứng minh bằngcác cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng, đổi mới đất nước).Vì vậy, Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng được bổ sung, quy địnhtrách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịusự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định củamình.
Cáctổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
NGUYỄNLAN HƯƠNG
(Xã Tân Trào, huyện SơnDương, Tuyên Quang)
Làm sâu sắc hơn trách nhiệmcủa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc
ViệcQuốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi) sau một thời gian lấy ý kiến củanhân dân cả nước cho thấy tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp trước yêu cầuphát triển mới của đất nước.
Điềutôi tâm đắc là từ Hiến pháp năm 1946 đến nay, dù qua nhiều lần sửa đổi, bổ sungvẫn thể hiện nhất quán về thể chế chính trị, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng vàtrách nhiệm của Nhà nước đối với đất nước, dân tộc. Đặc biệt, tại Chương I, Điều5 của bản Hiến pháp lần này, về bản chất không thay đổi, nhưng câu chữ, cáchhành văn, ý nghĩa về sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc đã đượcthể hiện ngắn gọn, sâu sắc và rõ hơn rất nhiều.
Tạiđiểm 4, Điều 5 của Hiến pháp năm 1992, ghi: "Nhà nước thực hiện chính sáchphát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số", nay được thể hiện lại: "Nhà nước thực hiệnchính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số pháthuy nội lực, cùng phát triển với đất nước". Chúng tôi hiểu, phát triểntoàn diện rộng hơn và tầm cao hơn, đồng thời, nêu rõ, Nhà nước tạo điều kiện đểđồng bào các dân tộc thiểu số phát huy nội lực. Như vậy, bản Hiến pháp (sửa đổi)lần này đã nhận thức đúng tiềm năng to lớn, khả năng trí tuệ và sức sáng tạo củađồng bào các dân tộc trong sự phát triển chung của đất nước.
Vớiniềm tin tưởng, phấn khởi, tôi sẽ tuyên truyền cho bà con về ý nghĩa chính trịvà giá trị to lớn của bản Hiến pháp (sửa đổi); tiếp tục vận động đồng bào thựchiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhấtlà chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong ngôi nhà chung của dân tộc ViệtNam.
VÌVĂN ỎM
Nguyên Bí thư Đảng ủyxã Chiềng On, Yên Châu (Sơn La), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Đề cao và tôn trọng quyền con người
HiếnPháp (sửa đổi) có nhiều ưu điểm hơn so với Hiến pháp năm 1992. Các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... được đề cập rất đầy đủ. Phầnquy định về vị trí, vai trò của Đảng, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân;chính quyền địa phương, chính quyền đô thị; quyền con người, quyền và nghĩa vụcơ bản của công dân được đề cập rõ ràng... Qua Hiến pháp (sửa đổi) lần này, tôinhận thấy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao,tôn trọng và quy định cụ thể, chặt choe hơn.
Quyđịnh rõ ràng từng vấn đề trong Hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp nhândân dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ giám sát việc thực hiện; tránh được tình trạng hiểusai, dẫn đến hành động sai, gây thiệt hại đến người dân và xã hội.
Thiếtnghĩ, Hiến pháp lần này được ban hành là kết tinh chất xám, trí tuệ và công sứccủa toàn Đảng và toàn dân ta tạo nền tảng để giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, nảysinh trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.
Mongrằng, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương nhanh chóng mở đợt tuyêntruyền rộng rãi, giúp cho các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa, tầm quan trọngcủa Hiến pháp (sửa đổi), từ đó có cách tiếp cận, áp dụng và thực hiện một cáchbài bản.
VĨVĂN NHƠN
(Khối phố Mỹ ThạchTây, phường Tân Thạnh, Tam Kỳ, Quảng Nam)
Hiến pháp thể hiện quyền làmchủ của nhân dân
Tôirất vui vì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Quốc hội Khóa XIII thông quavới tỷ lệ phiếu thuận rất cao. Càng vui hơn khi những đóng góp của nhân dân, cửtri cả nước về việc thu hồi đất được Quốc hội tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiệntrước khi trình các đại biểu Quốc hội thông qua. Tôi rất đồng tình trong Hiếnpháp nêu Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết theo luật địnhvì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng, thực hiện công khai, minh bạch và bồi thường theo quy định của phápluật. Quy định này giúp việc thu hồi đất sẽ rõ ràng, cụ thể hơn, hạn chế đượcviệc thu hồi, sử dụng đất tràn lan vì nhiều mục đích khác nhau như thời gianqua, dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài. Với quy định này, các quyền của ngườidân về đất đai được Nhà nước tôn trọng trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch.Nhân dân sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên mảnh đất củamình.Hiến pháp sửa đổi cũng thể hiện rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân dưới sựlãnh đạo của Đảng. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sựgiám sát của dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.Điều này càng thể hiện rõ hơn bản chất của Đảng và Nhà nước là nhà nước củadân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
PHẠMHỮU THÀNH
(Phường An Cư, quậnNinh Kiều, TP Cần Thơ)
Hiến pháp luôn đặt quyềncông dân lên hàng đầu
Trongnhiều điểm mới của Hiến pháp (sửa đổi) lần này, bản thân tôi tâm đắc chính làviệc đề cao quyền con người, quyền công dân, được thể hiện bằng việc dành riêngmột chương nói về vấn đề này. Số lượng các điều khoản về quyền con người, quyềncông dân nhiều hơn, mở rộng hơn, cụ thể hơn, thể hiện sự kế thừa và phát triểntrong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước. Điều này lại càng đặc biệt có ýnghĩa khi vừa qua, Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc,khóa 2014 - 2016 với số phiếu thuận cao (184/192 phiếu) đã minh chứng thànhcông này không đến một cách ngẫu nhiên, mà là kết quả có được từ các thành tựuvề nhân quyền, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế. Qua đây cho thấy, dù các thếlực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn đen tối nhưng cũng không thể xuyên tạc sựthật đầy thuyết phục từ các thành tựu nhân quyền của Việt Nam trên thực tế. Đốivới tỉnh Gia Lai, nơi tôi đang sống có đến 44% số dân là người đồng bào dân tộcthiểu số, với 34 dân tộc anh em đang cùng sinh sống... Những năm qua, các cấp ủyĐảng và chính quyền luôn quan tâm, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chínhsách cụ thể, thiết thực chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bảo đảman sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần chongười dân, nhờ vậy khối đại đoàn kết toàn dân luôn được củng cố vững chắc.
NGUYỄNTRẦN THÔNG
(Phường Ia Kring, TPPlây Cu, Gia Lai)
Nâng cao vai trò giám sát củaMặt trận Tổ quốc các cấp
Trongbản Hiến pháp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, tôi quan tâm Điều 9, quy địnhvề Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam. Những nội dung nêu trong điều này đã thểhiện một cách khái quát nhất về vị trí, vai trò quan trọng và chức năng cơ bảncủa MTTQ Việt Nam. Tuy nhiên, tôi mong có những văn bản cụ thể hóa nội dung Hiếnpháp, sát với đời sống thực tiễn, phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt độngcủa MTTQ các cấp trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thựchiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội. Thời gian qua, cuộc vận động vì ngườinghèo của MTTQ Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái củadân tộc, góp phần tích cực bảo đảm an sinh xã hội. Song bên cạnh đó, tôi thấyvai trò giám sát và phản biện xã hội thông qua hoạt động của các Ban Thanh tranhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng chưa thể hiện rõ nét.
Việcxây dựng các công trình cộng đồng, công trình hạ tầng xã hội, sử dụng đất trênđịa bàn, các chương trình xây dựng nông thôn mới... có được đầu tư đúng hướng,đúng quy định không hiệu quả ra sao; các chính sách kinh tế, xã hội đã được triểnkhai đúng đối tượng chưa... Rất nhiều hoạt động cơ sở cần tiếng nói góp ý, phảnbiện của nhân dân.
MTTQcác cấp cần những cơ chế bảo đảm hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát.
ÂUTHỊ DƯ
(Phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội)Theo Nhân Dân