Năm 2019,ìnhDươngdẫnđầuchỉsốhàilòngkhuvựcĐôngNambộlịch epl Trung ương đánh giá cao Bình Dương về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức trong giải quyết TTHC. Trong ảnh: Cán bộ Sở Kế hoạch - Đầu tư giải quyết hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng. Ảnh: HỒ VĂN Bình Dương vượt mục tiêu kết quả hài lòng SIPAS năm 2019 của tỉnh Bình Dương đạt 88,02% xếp hạng 13/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tăng 2,99% và tăng 10 bậc so với năm 2018). Kết quả SIPAS 2018 tỉnh Bình Dương đạt 85,03%, xếp hạng 23/63. Năm 2017 đạt 79,58%, xếp hạng 33/63. Trung ương đánh giá Bình Dương là 1 trong 41 tỉnh có kết quả SIPAS 2019 tăng so với SIPAS 2018 và là 1 trong 25 tỉnh có SIPAS tăng bền vững qua các năm (từ 2017 đến 2019). Báo cáo công bố cũng cho thấy có 35/63 tỉnh, thành phố tăng thiếu bền vững và 3/63 tỉnh, thành phố giảm dần qua các năm. Mục tiêu kế hoạch CCHC của Chính phủ đến năm 2020, đạt từ 80% hài lòng trở lên. Trong kế hoạch CCHC của tỉnh Bình Dương cũng đặt mục tiêu từ 80% hài lòng trở lên vào năm 2020. Như vậy, kết quả SIPAS của Bình Dương tăng đều trong 3 năm và vượt mục tiêu 8,02%. Trong nhóm các tỉnh miền Đông Nam bộ, năm 2019 tỉnh Bình Dương xếp hạng 1/8 tỉnh, thành phố (năm 2018 xếp hạng 2/8, sau tỉnh Đồng Nai). Trong nhóm các đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II, Bình Dương xếp hạng 7/38 tỉnh, thành phố (năm 2018 xếp hạng 12/38 tỉnh, thành phố). Kết quả hài lòng các yếu tố thành phần đánh giá của tỉnh Bình Dương năm 2019 có 4/5 yếu tố tăng về kết quả và xếp hạng so với năm 2018. Năm 2019, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) là yếu tố đạt kết quả cao nhất trong 5 nhóm yếu tố và là yếu tố duy nhất đạt kết quả hài lòng trên 90%. TTHC được công khai, minh bạch và đạt được nhiều đánh giá tốt từ người dân, tổ chức. Năm 2019, 100% người dân, tổ chức qua khảo sát trả lời các cơ quan, địa phương có thông báo và xin lỗi khi giải quyết TTHC trễ hẹn (năm 2018, chỉ đạt 70,83%). Cán bộ, công chức, cơ quan, địa phương tiếp tục nhận được sự đánh giá cao (89,29%). Trong đó nổi bật nhất là tinh thần, thái độ phục vụ cũng như sự tận tình trong hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC. Theo kết quả công bố của Trung ương, hầu hết các yếu tố đo lường năm 2019 đều có kết quả tăng so với năm 2018, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại bộ phận “một cửa” đã được các địa phương quan tâm đầu tư, nâng cấp khang trang, hiện đại. Trong các yếu tố đo lường, yếu tố tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị năm 2019 có kết quả giảm so với 2018 và đạt dưới 80% (79,84%). Yếu tố đánh giá về cơ sở vật chất dù năm 2019 có tăng so với năm 2018 nhưng vẫn có 22,76% người dân, tổ chức kiến nghị cần cải thiện cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức. Vẫn còn 21,71% người dân, tổ chức trả lời phải đi lại 3, 4 lần để giải quyết công việc. Một bộ phận nhỏ công chức còn gây phiền hà (2019 là 0,21%; 2018 là 1,26%) và có gợi ý nộp tiền ngoài phí/lệ phí (2019 là 0,21%; 2018 là 0,63%). Người dân và doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về TTHC qua mạng internet vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp (2019 là 4,18%; 2018 là 4,81%) so với các phương thức truyền thống khác như đến trực tiếp bộ phận “một cửa”, hỏi trực tiếp cán bộ, công chức hoặc qua người thân, bạn bè… Giải pháp triển khai trong năm 2020 Trong thời gian tới, Trung tâm Hành chính công sẽ tham mưu các cơ quan chuyên môn xác định kết quả, hiệu quả giải quyết TTHC của cơ quan, địa phương là trách nhiệm của người đứng đầu và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với đó là kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình gây khó khăn, cản trở, tiêu cực trong giải quyết TTHC của cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, mạnh dạn đơn giản hóa hơn TTHC về quy trình, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết; thường xuyên theo dõi, cập nhật, niêm yết công khai TTHC tại bộ phận “một cửa” cũng như Cổng dịch vụ công của tỉnh khi có sự thay đổi để người dân và doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và thực hiện. Ngoài những giải pháp thường niên, cán bộ, công chức, viên chức được bố trí tại bộ phận “một cửa” phải bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định và phải được cử tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ và văn hóa công sở hàng năm. Song song đó, cần chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện TTHC trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính công ích để tiết kiệm thời gian đi lại thực hiện TTHC cũng như các tiện ích thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, trả kết quả tại địa chỉ. Giải pháp tiếp theo các cơ quan, đơn vị cần chú ý đó là công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cơ quan kiểm soát TTHC, cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC, kịp thời, tích cực xử lý hoặc phối hợp xử lý nhanh nhất để phản hồi lại những phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức. Song song đó, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa, cách làm về cải cách TTHC để cùng chung tay, đồng hành, phản ánh đúng, thực chất những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế cần khắc phục để kết quả việc giải quyết TTHC của tỉnh nhận được sự hài lòng của người dân, tổ chức cao hơn nữa trong thời gian tới. Kết quả Chỉ số SIPAS của tỉnh Bình Dương năm 2019 (13/63) tương đồng với kết quả một số chỉ số khác như PCI (13/63), PAPI (25/63), PARI (17/63), đặc biệt kết quả về cải cách TTHC của Bình Dương với các chỉ số năm 2019 đều cho thấy những nhóm yếu tố tương đồng, có sự cải thiện qua các năm như kết quả về chi phí không chính thức, chi phí thời gian thực hiện TTHC giảm đáng kể. Về đối tượng điều tra, lấy ý kiến, Chỉ số SIPAS có đối tượng là người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC, Chỉ số PCI là doanh nghiệp, PAPI là người dân ở cấp cơ sở, PARI là lãnh đạo, cán bộ, công chức, đại biểu HĐND, người dân, doanh nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã. Kết quả một số tiêu chí liên quan cải cách TTHC năm 2019 của tỉnh Bình Dương có tính tương đồng và cải thiện của các chỉ số cho thấy sự đồng thuận, đồng bộ, thống nhất của các đối tượng và các cấp chính quyền trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. |