Chỉ chờ đến câu“hô-lê-manh” (giơ tay lên) đanh gọn và cú thúc súng của Hoàng Đăng Vinh vào bụngĐờ Cát,ểchuyệngiâyphútĐờCátrunrẩyxinhàbxh uefa nations league vị bại tướng mới run rẩy, lắp bắp: “xin các ông đừng bắn, chúng tôi đầuhàng”…
Sau vài phút đi theo con đường bê tông chạy sát đườngtàu, phía bên kia là ga Thị Cầu (thuộc phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh),chúng tôi dễ dàng tìm thấy ngôi nhà của Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người lâu nay vẫnđược bà con nơi đây gọi bằng cái tên gắn liền với chiến tích “ông bắt tướng ĐờCát”. Bên tách trà, lúc trầm ngâm, khi hào hứng, ông kể với chúng tôi chuyệnđánh trận của các chiến sĩ Điện Biên, cách đây đã gần 60 năm…
Theobộ đội từ... trận đòn thù
Đại tá Hoàng Đăng Vinh sinh năm 1935, trong một gia đìnhcó cả thảy 7 anh chị em. Quê ông là vùng đất nhãn lồng nức tiếng - xã Tiên Tiến,huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Cờ đỏ sao vàng tung bay chiến thắng trên nắp hầm giặcPháp ở Điện Biên Phủ, ngày 7-5-1954. Ảnh: tư liệu quân đội Tuổi thơ của Hoàng Đăng Vinh là những chuỗi ngày gắn vớiđồng ruộng và chiếc vó bè. Năm 17 tuổi, cũng trong một đêm đi cất vó, thấy địchđi càn, ông trốn chạy từ lều vó bè ra ruộng lúa. Bị quân Pháp tóm được, nghiông là Việt Minh, chúng đã đánh đập dã man cho đến lúc ông bất tỉnh. Lôi ông vềbốt, chúng nhốt ông vào buồng giam, bỏ đói bỏ khát 3 ngày 3 đêm.
Đến ngày thứ tư, chúng bắt ông đi gánh cát sửa đồn. Saunày nhờ mẹ chạy vạy tiền bạc lót tay cho bọn giặc, ông mới được chúng thả vềnhà. Nỗi hận thù thực dân, tay sai hà hiếp dân lành vốn đã bén rễ trong ông bấylâu nay, sau trận đòn thù ấy, thù hận lại càng trào dâng. Được bộ đội và dukích giác ngộ, vào một đêm tháng 9 năm 1952, chàng trai làng Hoàng Đăng Vinh đãquyết định bỏ nhà theo bộ đội.
Sau mấy ngày đêm vượt đường 39, đường 5, đường 1, ông vềđến huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình). Đây là nơi tiếp nhận chiến sĩ gia nhập Đạiđoàn 312. Những ngày gian khổ nhưng đầy vinh dự, tự hào đã bắt đầu với ông từđó.
Kểchuyện giây phút Đờ Cát run rẩy xin hàng
Hừng hực khí thế của buổi đầu nhập ngũ, từ Nho Quan,Hoàng Đăng Vinh cùng các chiến sĩ mới hành quân về đơn vị mới ở Phú Thọ. Ông đượcbiên chế về Tiểu đội 2, Trung đội 1, Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn209. Từ anh trai làng “một chữ bẻ đôi” không biết, quanh năm quanh quẩn với đồngruộng và chiếc vó bè, nay nhập ngũ, ông Vinh được học chữ, học chính trị, huấnluyện các kỹ năng chiến đấu với quân thù.
Những công việc thường ngày như lấy củi, kiếm măng rừng ôngcũng được anh em chiến sĩ đi trước chỉ bảo tận tình.
Đến cuối năm 1953, ông cùng đơn vị hành quân về ĐiệnBiên. Những ngày máu lửa đang đợi chờ người chiến sĩ trẻ ở chặng đường phía trước…
Đầu tháng 3 năm 1954, Hoàng Đăng Vinh tham gia trận đánhđầu tiên, cách cứ điểm Him Lam chừng 10 cây số. Đây là trận đánh nhằm ngăn chặnđịch san lấp giao thông hào của ta. Trong trận đánh ấy, ông đã sử dụng đến viênđạn cuối cùng và phải dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch.
Nhớ lại trận đánh “đầu đời” ấy, ông cười lớn: “Bên cạnhtôi là các đồng đội bị thương, đạn dược, lựu đạn của họ vẫn còn nhiều, ấy thếmà mình không biết tận dụng để tiêu diệt địch. Chỉ đến khi phó tiểu đội trưởng“mách nước” mình mới nghĩ ra. “Lính mới” mà!”
Sau đó, được sự tiếp viện của lực lượng do Đại đội trưởngTạ Quốc Luật chỉ huy, quân địch buộc phải tháo chạy. Sau trận đánh này, HoàngĐăng Vinh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Mạch chuyện đưa người chiến sĩ Điện Biên năm nào trở vềngày 7-5-1954 lịch sử. Theo đã phát triển của chiến dịch, đầu buổi chiều hôm ấy,ông cùng đồng đội có mặt trước cây cầu sắt dẫn vào trung tâm của tập đoàn cứ điểmĐiện Biên Phủ. Đại liên của địch từ đầu cầu bên kia vẫn “khạc” đạn như mưa.
Đơn vị phải dừng lại để củng cố đội hình và tập trung hỏalực dập tắt ổ đại liên. Phát triển tiến công qua cầu sắt, các chiến sĩ Vinh, Nhỏ,Hiếu thấy xa xa có một ụ đất nhô lên khá cao, 4 chiếc xe tăng địch thì đang quầnxung quanh.
Ông Vinh nhớ lại: “Qủa thật chúng tôi đâu có ngờ đó là hầmcủa Đờ Cát. May sao ngay lúc đó ta bắt được một tên ngụy. Sau khi tra hỏi, hắnkhai đó là hầm của tướng Đờ Cát. Mấy anh em chúng tôi mừng quýnh”.
Cơ động về phía cửa hầm, các chiến sĩ ném lựu đạn, bắnsúng xuống dưới, địch vẫn ngoan cố không lên. Tiếp đó, đồng chí Nhỏ phải ném thủpháo trên miệng hầm, khiến đất đá, khói bụi “nhồi” hết xuống hầm. Ngay tức thì,một tên sĩ quan Pháp lóp ngóp phất miếng vải trắng bò lên, mời các chiến sĩ xuốnghầm để bộ chỉ huy địch xin hàng.
TướngĐờ Cát bị “ăn” thúc súng
Theo lệnh của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, các chiến sĩVinh, Nhỏ theo Đại đội trưởng xuống hầm bắt Đờ Cát; Hiếu, Nam bịt cửa hầm đốidiện; toàn bộ lực lượng còn lại có nhiệm vụ bao vây quanh hầm. Sau tiếng hô yêucầu đầu hàng của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, tất cả bộ chỉ huy của địch đều giơtay hàng, duy chỉ có Đờ Cát vẫn ngồi im lặng, không giơ tay.
Chỉ chờ đến câu “hô-lê-manh” (giơ tay lên) đanh gọn và cúthúc súng của Hoàng Đăng Vinh vào bụng Đờ Cát, vị bại tướng mới run rẩy, lắp bắp:“xin các ông đừng bắn, chúng tôi đầu hàng”…
Trước thái độ chăm chú và ánh mắt đầy thán phục của chúngtôi, như hiểu ý, Đại tá Hoàng Đăng Vinh chia sẻ: “Nếu ở vào tình huống như tôi,chắc chắn người chiến sĩ nào cũng có thể bắt sống Đờ Cát. Thế nên tôi chỉ là ngườimay mắn có mặt trong thời khắc lịch sử ấy…”
Lầnthứ 2 làm Đờ Cát "bẽ mặt"
Đại tá Hoàng Đăng Vinh cũng không thể ngờ rằng, chỉ chưađầy nửa tháng tính từ buổi chiều 7-5 lịch sử, ông lại có dịp đối mặt với Đờ Cátlần thứ hai.
Đó là cuộc gặp diễn ra ngày 20-5, trong một chiếc lán lợplá cọ, tại khu rừng ở tỉnh Thái Nguyên. Tham dự cuộc gặp này có các thành viênđoàn làm phim của Liên Xô cũ, do đạo diễn Các-Men dẫn đầu và các cán bộ của CụcĐiện ảnh.
Trước đó một ngày, Hoàng Đăng Vinh và đại diện cán bộ,chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên đã được gặp Bác Hồ để chúc mừng sinh nhậtNgười và báo cáo kết quả chiến dịch Điện Biên với Người.
“Ôngcó biết người thanh niên này là ai không?” - Một cán bộ của Cục điện ảnh chỉ Hoàng Đăng Vinh rồi quay sang hỏi ĐờCát, khi tất cả đã yên vị. Đờ Cát trả lời rất thản nhiên: “Nếu không nhầm thìtôi đã gặp người thanh niên này rồi.”
Trước câu trả lời của Đờ Cát, người cán bộ của Cục Điện ảnhliền nói: “Ông có trí nhớ rất tốt, chính người chiến sĩ này đã vào hầm tóm cổông”.
Vẫn với thái độ thản nhiên, tướng Đờ Cát trịnh thượng nóivới Hoàng Đăng Vinh: “ Tôi rất hân hạnh nếu được chỉ huy những người lính dũngcảm như anh”.
Nhìn thẳng vào mặt Đờ Cát, Hoàng Đăng Vinh đanh giọng:“Ông chỉ khoác lác. Kẻ bại trận như ông sao có thể chỉ huy được tôi, bởi chínhtôi và các đồng đội tôi đã vào hầm lôi cổ ông ra”.
Câu trả lời đanh thép của Hoàng Đăng Vinh đã khiến Đờ Cátlặng im; câu trả lời ấy cũng khiến đoàn làm phim quốc tế cùng cán bộ của ta ômchặt ông Vinh, rồi vỗ tay khen ngợi.
Ông Vinh chia sẻ: “Ngay lúc đó, có người đã khen tôi rằng,anh không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà đối đáp với kẻ địch cũng mang đậm khíphách anh hùng. Nhưng tôi luôn nghĩ, nhiều đồng đội tôi xứng đáng hơn nhiều khinhận lời khen dũng cảm”.
Lờikhen xin dành cho đồng đội
Mắt ngấn lệ, ông kể cho chúng tôi nghe chuyện một đồng độicủa ông bị mảnh pháo tiện đứt hai ống chân, hai cổ tay, ông gặp trên đường cơ độngvào khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Nhìn thấy người đồng đội ấy đang cố lết trên mặt đất,Vinh và Nhỏ liền lao tới định băng bó vết thương cho bạn. Không ngờ người chiếnsĩ ấy hét lớn: “Đằng nào tôi cũng chết, các anh tiến lên đi, thời cơ đến rồi!”.Tay gạt nước mắt vì thương bạn, ông Vinh và ông Nhỏ lại ôm súng lao về phía trước.
Ánh mắt đăm đắm nhìn ra khoảng sân trước mặt, nơi nhữnggiọt nắng cuối chiều đang rớt xuống, người lính già nói như tâm sự với chínhmình, rằng còn nhiều lắm những tấm gương cán bộ, chiến sĩ dũng cảm quên mìnhtrong chiến dịch Điện Biên của 56 năm về trước. Và nhờ những người con ưu tú ấy,thế giới đã biết đến một Việt Nam với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn độngđịa cầu”…
Theo VTC