Nhớ lại những năm tháng hào hùng ấy,ếcxeđạphuyềnthoạicủangườiThanhHoátrongchiếndịchĐiệnBiênPhủkết quả bóng đá câu lạc bộ việt nam cựu chiến sỹ Điện Biên - ông Nguyễn Bá Viết (90 tuổi), trú tại phố Ái Sơn 1, phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa kể lại, năm 18 tuổi (năm 1953) theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ ra chiến trường chống giặc.
Thời điểm ấy, đoàn xe đạp thồ hỏa tuyến của Thanh Hóa cũng lên đường đi phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn xe đạp thồ bắt đầu đi từ Ngã Ba Voi (Quảng Xương) đến tập kết tại Hồi Xuân. Từ Hồi Xuân đi qua suối Rút - Hòa Bình - Sơn La - vượt đèo Pha Đin đến ngã ba Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ.
"Thời điểm đó, con đường hành quân gặp nhiều vất vả khi băng rừng, vượt suối, lội đèo, vượt các bãi vắt rừng già, qua những nơi mà chưa từng ai đặt chân tới, phải phá núi, mở đường để có đường hành quân", ông Viết nhớ lại.
Cũng theo ông Viết, toàn đội chỉ hành quân vào ban đêm để đảm bảo bí mật. Đêm nào cũng hành quân đến 1 - 2h sáng. Đến bữa chỉ có cơm với cá khô, có bữa chỉ là đậu xanh xay nhỏ nấu cháo loãng, nhiều bữa chỉ có chút rau rừng làm canh.
"Sau khi đến ngã ba Cò Nòi, chúng tôi bắt gặp những đoàn quân từ các tỉnh, thành khác cùng hành quân về Điện Biên Phủ. Những thanh niên trai tráng lúc bấy giờ hừng hực khí thế, quyết tâm giành chiến thắng", ông Viết kể.
Dân công Thanh Hóa cùng ngành giao thông đã mở thông đường 41, con đường huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí lên Điện Biên. Đường mở, các đợt vận chuyển của dân công liên tục được huy động.
Xe đạp lúc bấy giờ là tài sản lớn của mỗi gia đình, nhưng người dân vẫn sẵn sàng mang tham gia phục vụ chiến trường.
10 nghìn xe đạp thồ phục vụ kháng chiến
Chỉ trong một thời gian ngắn, Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là TP. Thanh Hóa) đã vận động hàng trăm người từ các vùng lân cận trở thành một tập thể. Từ đó, đoàn xe thồ dân công kháng chiến thị xã Thanh Hóa ra đời.
Nối tiếp phong trào ấy, các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thạch Thành, Hà Trung, Nông Cống... cũng thành lập đại đội xe thồ bổ sung vào đội quân xe đạp thồ hùng hậu của tỉnh phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Để tăng năng suất vận chuyển hàng hóa, những chiếc xe thồ được chế bằng cách buộc thêm vào tay lái một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét, gọi là “tay ngai” để điều khiển xe; buộc vào trục yên xe một đoạn tre, cao hơn yên khoảng 50cm để cầm, vừa giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi.
Để tăng độ cứng của khung xe, người ta hàn thêm sắt. Để tăng độ bền của săm, lốp, người ta buộc thêm gỗ và vải. Trên ghi đông xe được thiết kế thêm giá đựng nào kiềng, ghi gô... những đồ dùng cá nhân mang theo, sử dụng trên đường tiếp vận.
Đặc biệt, thi đua cùng các chiến sĩ ngoài mặt trận, phong trào “thồ nhiều, đi nhanh” được tổ chức và lan rộng, cổ vũ mọi người phấn đấu tăng trọng lượng thồ hàng. Từ 150 đến 200 kg/chuyến xe tăng lên 300kg và nhiều hơn nữa. Ông Trịnh Ngọc với kỷ lục vận chuyển 345,5 kg/chuyến... đã lập nên huyền thoại.
Theo cuốn Thanh Hóa với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, từ cuối năm 1953 đến tháng 3/1954, dân công Thanh Hóa đã kế tiếp nhau vận chuyển lên chiến dịch 2.352 tấn lương thực và 265 tấn thực phẩm. Đây cũng là nơi huy động cao nhất số lượng xe đạp thồ để làm phương tiện vận chuyển.
Trong suốt 56 ngày đêm diễn ra Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia dân công hỏa tuyến (dài hạn và ngắn hạn) với tổng số 178.924 lượt người; cùng với 10.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền nan, thuyền ván; 47 xe ngựa thồ, 31 xe ô tô, 180 xe bò vận chuyển 10.000 tấn gạo và hàng chục tấn vũ khí.
Ngày không thể quên của chàng sinh viên Bách khoa sau này trở thành bộ trưởng
Khi mới đi sơ tán, chúng tôi ở trong nhà của người dân tộc Nùng. Cả lớp tôi ở trong một ngôi nhà sàn nhỏ, dưới sàn là chuồng nuôi trâu bò... Gần sáng, trâu cọ lưng vào cột nhà, rung cả sàn...