Chiến khu xưa nay là vùng đất hứa..._bóng đá trực tuyến đêm nay
Bài 2: Về thăm quê hương Chiến khu Đ
Tháng 8 này,ếnkhuxưanaylàvùngđấthứbóng đá trực tuyến đêm nay trở lại thăm huyện Bắc Tân Uyên, ai ai cũng cảm nhận mảnh đất Chiến khu Đ thời đánh giặc ác liệt, điêu tàn nay đang đổi thay từng ngày, như khoác lên mình màu áo mới. Những vườn cây trĩu quả, rợp bóng mát bên dòng sông Đồng Nai gió chiều lồng lộng. Những con đường trải nhựa nối dài, cờ đỏ tung bay, nhân dân tưng bừng chào mừng kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.
Hệ thống giao thông tại huyện Bắc Tân Uyên được đầu tư mở rộng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh: Đường ĐT 411 được đầu tư xây dựng với 6 làn xe. Ảnh: Đ.HẬU
Từ thuở mang gươm đi mở cõi...
Ngược dòng lịch sử hào hùng của dân tộc, kể từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, đồng bào vùng đất Tân Uyên nói chung luôn giương cao ngọn cờ anh dũng quật cường, một lòng đi theo cách mạng, quyết tâm giải phóng quê hương. Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, ở quận Tân Uyên lúc đó thuộc tỉnh Biên Hòa được chọn làm trọng điểm cho cuộc khởi nghĩa, do các đồng chí Lê Văn Tôn, Huỳnh Liễng, Nguyễn Hồng Kỳ chỉ đạo. Phương án khởi nghĩa được xác định chủ yếu tại hai vùng: Phía nam lấy thị trấn Uyên Hưng làm trọng tâm, phía bắc lấy làng Mỹ Lộc, Tân Hòa, Tân Tịch, Lạc An… (Bắc Tân Uyên) làm điểm hỗ trợ. Lực lượng nổi dậy bao gồm quần chúng Hội Phản đế nông dân, thanh niên và đội vũ trang khoảng 35 người vũ khí thô sơ.
Ngày 23-11-1940, địch đã ban hành lệnh giới nghiêm ở thị trấn Uyên Hưng, số anh em binh lính tích cực hứa làm nội ứng để cùng quân khởi nghĩa cướp đồn. Đặc điểm nổi dậy ở phía bắc Tân Uyên khác hơn phía nam. Nhiều gia đình nông dân, thanh niên các làng trong vùng đêm đêm thổi tù và, đánh mõ tre, đánh trống uy hiếp bọn hội, tề. Nhờ có vị trí hiểm trở của rừng và xa cách đồn địch nên cuộc nổi dậy lúc đầu đã thành công. Đến ngày 24-11- 1940, địch đã điều hàng trăm quân lính đến vùng khởi nghĩa ở năm làng và gây nợ máu đối với đồng bào Tân Uyên. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tuy bị địch dìm trong bể máu nhưng qua đó đã chứng tỏ khí thế quật cường đấu tranh của người dân Tân Uyên. Cuộc khởi nghĩa này cũng là một cuộc tập dượt để sau đó 5 năm, cùng với toàn tỉnh, đồng bào Tân Uyên đã nhất tề đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân trong những ngày mùa thu tháng 8. Theo lịch sử ghi lại, trong những ngày từ 19 đến 23-8- 1945, ở Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Dĩ An địch đang trên đà suy sụp, rệu rã. Thế ta đã mạnh, lực ta đã đông, làm chủ tình hình ở những vị trí xung yếu toàn tỉnh. Lực lượng cách mạng chỉ còn chờ lệnh khởi nghĩa phát ra và sau đó đã bùng lên một cuộc đấu tranh sôi nổi, cùng với cả nước ca khúc khải hoàn.
Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Tân Uyên nhiệm kỳ 2015- 2020, đã xác định cụ thể về tiềm năng lợi thế của địa phương, từ đó đã đề ra các mục tiêu phát triển đúng hướng, trong đó phát triển du lịch là một chiến lược lâu dài. Bằng nguồn vốn của huyện và nguồn vốn xã hội hóa, huyện sẽ bố trí phân kỳ đầu tư hợp lý các tuyến đường giao thông. Trong đó, tập trung đầu tư các tuyến chính như đường ĐH432 đi từ bến đò Hiếu Liêm đến KDL Mắt Xanh thuộc xã Tân Định. Đây là tuyến đường sẽ tạo hướng liên kết mới, đi qua vùng cây trái dọc theo sông Đồng Nai, kết nối với huyện Phú Giáo và huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) thông qua cầu Tam Lập 2 và cầu Hiếu Liêm, rất thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch sinh thái. |