Vài năm trở lại đây,ịtrườngcôngnghệViệtkhôngthểbứtphánếuRDìạty so inter Việt Nam được biết đến là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nhờ nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chi phí cạnh tranh.
Những cái tên quen thuộc đã mở trung tâm R&D tại Việt Nam là Panasonic, Yamaha, Piago, GE, HP, Bosch… hay gần đây là Samsung. Một số doanh nghiệp khác cũng đã và đang đầu tư xây dựng, phát triển các trung tâm R&D như VNPT, Viettel, FPT, DASAN Việt Nam…
Có thể nói Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn bởi R&D giúp đào tạo, nuôi dưỡng nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển cho Việt Nam, giúp Việt Nam tiến đến trở thành nước mạnh về công nghệ, nơi phát minh và sáng tạo cho thị trường thế giới.
Tuy nhiên, liệu Việt Nam có biết tận dụng những cơ hội này như Ấn Độ để sớm trở thành “thung lũng Silicon tại Châu Á” hay không?
Tại Việt Nam, gần như chưa có trường đại học kỹ thuật nào đưa nội dung R&D vào giảng dạy chính quy. Do đó, các sinh viên và kỹ sư trẻ mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi tiếp xúc với lĩnh vực này. Phần lớn nghiên cứu và phát triển theo hướng tự phát, không theo một quy trình chuẩn nào.
6 năm về trước, khi quyết định xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam, ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc DASAN Zhone Solutions Việt Nam (DASAN Việt Nam, công ty cung cấp các giải pháp và thiết bị mạng viễn thông của Mỹ), đã gặp phải một thách thức lớn là chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam thấp, không đáp ứng được công việc mà công ty yêu cầu.
“Các kỹ sư mới ra trường của Việt Nam thông minh, có kiến thức tốt, ham học hỏi, nhưng họ lại thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, dẫn đến sự bỡ ngỡ, khả năng bắt nhịp công việc chậm và không hiệu quả”, ông Jong Hyun Park nói.