Vi khuẩn trong lõi lọc của máy lọc nước?ồnnướclọcRONanocóthểdínhkhuẩntừmôitrườkết quả cúp ý
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật xuất phát từ nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Hàng năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước vệ sinh kém, có khoảng 200 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm, trên cả nước từng có 37 làng ung thư do nguồn nước ô nhiễm...
Các thông tin về nguồn nước ô nhiễm và hệ lụy từ việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm khiến người dân tìm đến các giải pháp lọc nước cho gia đình. Hiện nay, công nghệ màng lọc RO hay Nano đang khá phổ biến và được nhiều hãng sản xuất trang bị cho máy lọc nước với khả năng loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.Đa phần người dân tin tưởng và yên tâm với chất lượng nước sau máy lọc. Tuy nhiên, có thông tin rằng các vi khuẩn có thể vẫn trú ngụ và phát triển trong lõi lọc của máy lọc nước RO và Nano.
Vi khuẩn có thể trú ngụ trong lõi lọc của máy lọc nước |
Các nhà sản xuất lõi lọc từng đưa ra khuyến cáo trên chính các sản phẩm của mình là “lõi lọc không dùng với nguồn nước không an toàn hoặc không rõ chất lượng nước”. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra những dẫn chứng về nguy cơ tiềm ẩn trong nước lọc qua RO và Nano.
Trên các lõi lọc, các nhà sản xuất đưa khuyến cáo “lõi lọc không dùng với nguồn nước không an toàn hoặc không rõ chất lượng nước” |
Một nghiên cứu của Đại học quốc gia Singapore xuất bản trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, cho thấy nguy cơ nhiễm khuẩn sau màng lọc RO. Thí nghiệm thực tế mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện cho thấy nước thấm qua màng lọc RO không phải là nước ổn định về mặt sinh học và có dấu hiệu phát triển của vi khuẩn trong nước thẩm thấu qua RO.
Một tài liệu khác về kỹ thuật của màng lọc nước RO - FilmTec™ Reverse Osmosis Membranes Technical Manual, nhà sản xuất công bố vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và phát triển ở nước sau màng lọc RO. Tài liệu chỉ rõ: “Các vi sinh vật đi vào hệ thống RO / NF tìm thấy một bề mặt màng lớn, nơi các chất dinh dưỡng hòa tan từ nước được làm giàu do sự phân cực nồng độ, do đó tạo ra một môi trường lý tưởng để hình thành màng sinh học. Sự bám bẩn sinh học của màng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của hệ thống RO dẫn đến hiện tượng hư hỏng cơ học của các phần tử màng và suy giảm thông lượng màng, do đó làm ô nhiễm nước thành phẩm.”
Các nghiên cứu đã cho thấy màng lọc RO hay Nano có thể loại bỏ các vi khuẩn trong nước theo nguyên lí giữ lại vi khuẩn trên màng lọc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nếu gặp điều kiện môi trường phát triển thuận lợi thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển làm tắc mảng lọc khiến chất lượng nước lọc giảm. PGS.Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhận định: “Việc nước lọc qua màng lọc RO hay NANO tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn do bị tái nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh. Nước tái nhiễm khuẩn thì nguy cơ mất an toàn cũng giống như đối với nước bẩn”.
Giải pháp cho nguồn nước an toàn
Giải pháp để có một nguồn nước an toàn qua màng lọc RO hay Nano là trang bị thêm thiết bị diệt khuẩn nhằm ngăn chặn vi khuẩn tồn tại và sinh sôi. Lựa chọn phổ biến trên thị trường hiện nay được các hãng lọc nước áp dụng là đèn UV và lõi lọc có phủ Nano Bạc. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
PGS.Trần Hồng Côn phân tích: “Đèn UV và Nano bạc có thể tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn trong các điều kiện tối ưu. Điều đó có nghĩa là nếu công suất diệt khuẩn của đèn UV hay Nano bạc có hạn mà lưu lượng nước quá lớn sẽ không đảm bảo mức độ diệt khuẩn an toàn.”
Thêm vào đó, đèn UV có tuổi thọ nhất định và nhiều khi có sự cố cháy, hỏng hóc mà người dùng khó có thể nhận ra. Với công nghệ Nano Bạc, theo tổ chức Y tế thế giới, rất khó để đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào về hiệu quả của công nghệ này trong xử lý nước uống do có nhiều cách tiếp cận được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, ứng dụng công nghệ lượng tử trong xử lí nguồn nước được áp dụng rộng rãi. Tại Mỹ, từ năm 2011, công nghệ lượng tử đã được ứng dụng vào sản xuất hạt lọc diệt khuẩn. Theo đó, hạt lọc làm từ vật liệu đặc biệt tạo ra sự tương tác lượng tử tạo nên một trường điện tích dương quanh hạt lọc có thể tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc.
Lõi lọc công nghệ lượng tử được các quốc gia phát triển trên thế giới ứng dụng |
Theo nhà sản xuất này, công nghệ lượng tử có khả năng diệt khuẩn cao, tuổi thọ kéo dài đến 5 năm. Với tốc độ diệt khuẩn nhanh, không dùng điện, không dùng hoá chất, không nước thải, không tái nhiễm khuẩn, không có sản phẩm phụ sinh ra sau diệt khuẩn, công nghệ lượng tử được đánh giá là giải pháp vượt trội mang đến một nguồn nước sạch khuẩn.
Đặt vào bối cảnh thị trường Việt Nam, khi nguồn nước đối mặt với nhiều nguy cơ ô nhiễm, việc ứng dụng công nghệ lượng tử được đánh giá là một trong những giải pháp giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Ngọc Minh